Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám: Công trình kiến trúc độc đáo

Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội không thể không nhắc đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, toạ lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm trong không gian.

Văn Miếu Quốc Tử Giám vẹn toàn nét cổ kính, tôn nghiêm.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc ấn tượng được xây dựng từ thời nhà Lý. Với bề dày lịch sử cùng với nét kiến trúc cổ độc đáo, Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là một trong những di sản đặc biệt của quốc gia. Khu di tích này cũng là một trong những điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng được du khách gần xa mến mộ.

Cũng giống như nhiều công trình khác, Văn Miếu Quốc Tử Giám trải qua nhiều triều đại với những hưng thịnh, tàn suy cùng nhiều lần tu tạo, đổi tên mới có vị trí và không gian kiến trúc như hiện tại. Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một minh chứng lịch sử mà còn trở thành một biểu tượng văn hoá của Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khối kiến trúc cổ và độc đáo. Lối kiến trúc phương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho – Phật giáo thể hiện rõ nét trong từng chi tiết của không gian. Từ chất liệu (chủ yếu là gỗ lim, gạch nung và ngói mũi hài…) cho đến những lớp ngói, hoa văn đều được trang trí một cách tỉ mỉ và sang trọng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến là trường Đại học đầu tiên của khu vực Đông Nam Á xây dựng tại kinh thành Thăng Long xưa, đây là nơi hội tụ những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử…). Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Năm 1370, sau khi ông mất, Vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 2010, 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu Quốc Tử Giám – địa điểm du lịch Hà Nội duy nhất được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của Unesco.

Quốc Tử Giám là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất tại Hà Nội mà bất cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua. Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.

Không gian Văn Miếu được chia thành 5 lớp được gắn kết bởi các bức tường gạch có cửa thông. Khu vực thứ nhất từ Văn Miếu Môn (cổng vào Văn Miếu) vào là khu Nhập Đạo với 3 gian lợp ngói và 3 cổng chính là Đại Trung, Thành Đức và Đạt Tài.

Khu vực thứ 2 trong quần thể Văn Miếu là Khuê Văn Các. Sử sách ghi lại Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805 với kiến trúc độc đáo – tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng trên bầu trời. Ngày nay Khuê Văn Các là hình ảnh biểu trưng cho Hà Nội cũng như nét đẹp văn hóa – kiến trúc Việt.

Tiếp theo Khuê Văn Các là khu Bia Tiến Sĩ. Nơi đây ghi danh 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ triều Lê (từ khoa thi 1442 đến thời Nguyễn). Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo bằng loại đá xanh trên lưng rùa tượng trưng cho sự biết ơn, tôn trọng tới các bậc kì tài của đất nước. Khu thứ tư trong nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám là là sân Đại bái. Trước đây nơi này thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng tử và thầy giáo nổi tiếng Chu Văn An. Cuối cùng là nhà Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa. Tên Thái Học được vua Lê Hiển Tông đổi vào năm 1785 và được gọi cho đến ngày nay.

Văn Miếu Quốc Tử Giám có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong khung tường, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những tán cây cổ thụ khiến cho nơi đây mang một cảnh sắc hoàn toàn khác biệt với bên ngoài, tạo sự thu hút đặc biệt đối với du khách.

Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành biểu tượng của Thu đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Đây từng là nơi hàng nghìn sĩ tử đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa. Thay vào đó, đầu năm Âm lịch, nhiều sĩ tử cùng gia đình sẽ tới đây thắp hương và xin chữ ông Đồ cầu cho thi cử đỗ đạt, một năm mới an khang thịnh vượng.

Đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách không chỉ được khám phá một di tích lịch sử, một công trình kiến trúc cổ có tuổi đời gần ngàn năm. Đây còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề, tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…

Là một du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, chị Hằng chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên gia đình tôi đến du lịch Hà Nội, tôi cùng các con đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu cho một năm học hành may mắn. Đến đây, tôi cảm thấy bình yên giữa Thủ đô nhộn nhịp. Với nét kiến trúc cổ kính, khi mặc áo dài chụp ảnh tại đây tôi cảm tưởng như đang đi du lịch Huế”.

Nhiếp ảnh Anh Nguyễn (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi là người chuyên chụp ảnh người đẹp áo dài, năm nay thời tiết ủng hộ, mát mẻ dễ chịu, những ngày cuối tuần tôi thường qua chụp ảnh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hằng năm, tôi chứng kiến chỉ những dịp chụp ảnh kỷ yếu, nhiều học sinh, sinh viên tới đây chụp ảnh kín sân. Đặc biệt năm nay, tôi thấy mọi người qua chụp ảnh nhiều hơn mọi năm”.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Nội, hằng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hoá lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thu đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Minh Thu (Ảnh: Anh Nguyễn) - Báo xây dựng

 

Tin liên quan
Quyền lợi và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

Quyền lợi và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

26.07.2023Lượt xem: 2211

(AMC) Điều 25, 26 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
Xem thêm
AMC tổ chức tập huấn Bim và chuyển đổi số cho cán bộ, giảng viên

AMC tổ chức tập huấn Bim và chuyển đổi số cho cán bộ, giảng viên

26.07.2023Lượt xem: 2124

AMC tổ chức tập huấn Bim và chuyển đổi số cho cán bộ, giảng viên
Xem thêm
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023

23.07.2023Lượt xem: 2419

Từ 1/7, giảm thuế giá trị gia tăng 2%, tăng mức lương cơ sở; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023.
Xem thêm
250 học viên tham gia Tập huấn nghiệp vụ Quản lý vốn đầu tư công tại Lạng Sơn

250 học viên tham gia Tập huấn nghiệp vụ Quản lý vốn đầu tư công tại Lạng Sơn

22.07.2023Lượt xem: 1896

(AMC) Nhằm giúp địa phương hạn chế tối đa những sai phạm, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, ngày 20/5/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Tài chính Lạng Sơn tổ chức khóa “Tập huấn nghiệp vụ Quản lý vốn đầu tư công” cho 250 lãnh đạo, cán bộ công tác tại Sở ban ngành và phòng ban chuyên môn, lãnh đạo UBND của các huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Xem thêm
250 học viên tham gia Tập huấn nghiệp vụ Quản lý vốn đầu tư công tại Lạng Sơn

250 học viên tham gia Tập huấn nghiệp vụ Quản lý vốn đầu tư công tại Lạng Sơn

22.07.2023Lượt xem: 1896

(AMC) Nhằm giúp địa phương hạn chế tối đa những sai phạm, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, ngày 20/5/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Tài chính Lạng Sơn tổ chức khóa “Tập huấn nghiệp vụ Quản lý vốn đầu tư công” cho 250 lãnh đạo, cán bộ công tác tại Sở ban ngành và phòng ban chuyên môn, lãnh đạo UBND của các huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Xem thêm
AMC tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho cán bộ cấp xã tại huyện Quảng Bình, Hoàng Su Phì, Xin Mần tỉnh Hà Giang

AMC tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho cán bộ cấp xã tại huyện Quảng Bình, Hoàng Su Phì, Xin Mần tỉnh Hà Giang

22.07.2023Lượt xem: 2076

(AMC) Ngày 20/7/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) tiếp tục phối hợp với Sở Xây dựng Hà Giang tổ chức tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho cán bộ cấp xã tại huyện Quảng Bình, Hoàng Su Phì, Xin Mần tỉnh Hà Giang. Khóa học thu hút gần 120 học viên tham dự.
Xem thêm
Học viện AMC phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

Học viện AMC phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

17.07.2023Lượt xem: 4664

(AMC) Nhằm nâng cao nghiệp vụ đấu thầu cho cán bộ làm công tác đấu thầu tại đơn vị, ngày 10/7/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khóa ”Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nâng cao“ cho hơn 30 học viên là các lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phòng Phòng Kế hoạch và Vật tư, Phòng Tài chính kế toán, Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý Đầu tư… tại các công ty Công ty Điện lực Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Nam.
Xem thêm
Hội thảo Giới thiệu những điểm mới trong TCVN 2737:2023 – Tải trọng và tác động

Hội thảo Giới thiệu những điểm mới trong TCVN 2737:2023 – Tải trọng và tác động

17.07.2023Lượt xem: 2691

Ngày 7/7/2023, tại cơ quan Bộ Xây dựng đã diễn ra hội thảo Giới thiệu những điểm mới trong TCVN 2737:2023 – Tải trọng và tác động, do Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam (CDC) và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) tổ chức. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cùng nhiều chuyên gia, đại biểu khách mời.
Xem thêm
Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam"

17.07.2023Lượt xem: 2388

Ngày 13/7/2023, tại Hà Nội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản và Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Xây dựng) phối hợp với Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo quốc tế “Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương; các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Xem thêm
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm việc với Hội Kết cấu và công nghệ xây dựng Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm việc với Hội Kết cấu và công nghệ xây dựng Việt Nam

17.07.2023Lượt xem: 2090

Chiều 13/7, tại trụ sở Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng - Conninco, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện làm việc với Hội Kết cấu và công nghệ xây dựng Việt Nam (VASECT) nhân dịp kỷ niệm 39 năm thành lập Hội (25/5/1984 – 25/5/2023).
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 94   |   Ngày: 160   |   Tháng: 33752   |   Tổng truy cập: 3116368
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM