Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Trường nghề xoay xở cho sinh viên thực hành giữa đại dịch

     Với 70% chương trình là thực hành, các trường nghề phải đầu tư phần mềm mô phỏng, gửi sinh viên đến doanh nghiệp hay thực hiện "ba tại chỗ" ở trường.

     Covid-19, đặc biệt đợt dịch thứ tư kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay, khiến hầu hết trường học trên cả nước phải đóng cửa, chuyển sang hình thức học trực tuyến. Trường nghề cũng không ngoại lệ. Nhưng học trực tuyến không thể đảm bảo hoàn thành chương trình với 70% khối lượng là thực hành, chưa nói đến chất lượng.

     Ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, cho hay nhà trường phải xoay xở đủ cách, từ sản xuất video quay lại quá trình làm một sản phẩm, đến đầu tư phần mềm mô phỏng để các em dễ hình dung.

     "Có những nghề rất dễ để học sinh thực hành tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên như Chăm sóc sắc đẹp hay Điện - Điện tử. Tuy nhiên, cũng có ngành nghề như Công nghệ ôtô hay Cơ khí, sinh viên không thể tự thực hành do không có thiết bị", ông Khánh chia sẻ.

Một tiết thực hành tại trường của sinh viên Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trước khi bị ảnh hưởng

bởi Covid-19. Ảnh: Facebook/ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

     Thông thường sinh viên các ngành này được thực hành, thực tập ở doanh nghiệp, tối thiểu 3-4 tháng mỗi năm, có nghề gần như học hoàn toàn ở doanh nghiệp. Trong đại dịch, việc doanh nghiệp đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất ảnh hưởng nhiều tới cơ hội rèn luyện kỹ năng của các em.

     "Khi thành phố áp dụng chỉ thị 16, chúng tôi đành khắc phục bằng dạy qua video, mô phỏng. Còn khi được nới lỏng, nhà trường phải cho sinh viên một số ngành đến thực hành tại trường với cam kết đảm bảo mật độ và các biện pháp phòng dịch", ông Khánh nói.

     Với những sinh viên học lớp chất lượng cao chương trình của nước ngoài, trường triển khai "ba tại chỗ", để các em ăn, ngủ, học tại trường.

     Không chỉ Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên cả nước (gồm 400 trường cao đẳng, hơn 460 trường trung cấp và gần 1.050 trung tâm giáo dục nghề nghiệp) cũng xoay xở đủ cách để sinh viên được thực hành nhiều nhất có thể.

     Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội với hai cơ sở, một ở Hà Nội và một ở Vĩnh Phúc phải tận dụng tối đa sự ủng hộ của địa phương và phụ huynh để cho sinh viên năm thứ hai và ba đến học trực tiếp từ đầu năm học này bởi "giáo dục nghề nghiệp không thể chỉ đào tạo trực tuyến".

     Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc cho hay nhà trường đầu tư rất nhiều vào công nghệ, kể cả các phần mềm thực tế ảo. Nhưng nếu muốn đảm bảo đào tạo chất lượng cao gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, không thể xa rời được trang thiết bị thực tế. Vì vậy, trường cố gắng sắp xếp để nhiều sinh viên được thực hành nhất có thể.

     Với các em ở Hà Nội, khi thành phố gỡ bỏ chỉ thị 16, trường báo cáo chính quyền, có phương án phòng, chống dịch cụ thể, cho các em cam kết "một cung đường, hai điểm đến" để đi học bình thường. Sinh viên các tỉnh khi đến học phải thực hiện "ba tại chỗ" ở trường ít nhất hai tuần đầu để đảm bảo an toàn. Nhà trường cũng liên hệ cơ quan y tế để tiêm phòng đầy đủ cho sinh viên.

     Có xấp xỉ 3.500 sinh viên đến từ 40 tỉnh, thành, ông Ngọc cho biết có những em chưa thể đến trường học trực tiếp. Nhà trường buộc phải dạy trực tuyến, dù biết chất lượng không thể đảm bảo. Số này sẽ được bù đắp lại khi đi học trực tiếp. "Việc này có thể ảnh hưởng đến tiến độ học tập của các em nhưng chúng tôi đặt chất lượng lên hàng đầu", ông Ngọc nói.

     Là hội viên Hội Doanh nghiệp TP HCM - nơi quy tụ hàng chục nghìn doanh nghiệp - trường Cao đẳng Viễn Đông vẫn tìm kiếm được cơ hội cho sinh viên thực hành dù có khoảng 20% số doanh nghiệp có liên kết với nhà trường phải đóng cửa hoặc không nhận sinh viên thực tập trong thời gian dịch.

     Hiệu trưởng - ông Trần Thanh Hải - cho biết trường phải mua một số thiết bị mô phỏng hiện đại từ Đức để giáo viên và học sinh có sự tương tác gần giống trực tiếp nhất khi học thực hành, thí nghiệm.

     Từ tháng 5 đến giữa tháng 9, khi tình hình dịch ở TP HCM ở mức đặc biệt căng thẳng, việc thực tập của nhiều sinh viên, đặc biệt ngành Điều dưỡng, bị gián đoạn. Biết Bệnh viện Chợ Rẫy hay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có nhu cầu lớn về tình nguyện viên, trường đã chia sẻ với sinh viên, để các em kết hợp hoạt động tình nguyện với thực tập. "Cách làm này giải quyết được tương đối vấn đề thực hành của sinh viên", ông Hải nói.

Sinh viên năm hai ngành Điều dưỡng của trường Cao đẳng Viễn Đông thực tập và hỗ trợ tại bệnh viên trong

đợt dịch. Ảnh: Cao đẳng Viễn Đông

     Dù loay hoay đủ cách, ông Hải cho rằng chất lượng và tiến độ đào tạo vẫn bị ảnh hưởng. Vì vậy, tùy theo từng ngành, kế hoạch đào tạo có thể bị trễ 1-2 tháng.

     Ông Phạm Xuân Khánh thậm chí còn khẳng định chất lượng phần thực hành chỉ đạt tối đa 70% so với giai đoạn bình thường. Chưa kể, phần kiến thức lý thuyết cũng không được đảm bảo trong bối cảnh nhiều sinh viên theo học tại trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống ở vùng núi.

     "Có lớp 37 sinh viên thì chỉ 7 em có thiết bị học tập. Có em có thiết bị học nhưng lại ở những vùng hạ tầng công nghệ thông tin kém, không thể học nổi làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ", ông Khánh chia sẻ.

     Bối cảnh đó cộng với việc kinh tế các gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch khiến ông Khánh lo ngại về việc nhiều sinh viên nghề bỏ học. Khảo sát phụ huynh cho thấy nhiều người sẵn sàng cho con nghỉ học để đi kiếm tiền, ổn định cuộc sống trước mắt, rồi một vài năm nữa học lại sau.

     Năm 2021, hầu hết các trường dạy nghề trên cả nước phải đóng cửa hoặc kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến từ tháng 5. Sau 7 tháng gián đoạn hoạt động thực hành, phần lớn các trường chưa ấn định được thời gian học lại do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình hình dịch bệnh tại các địa phương.

Theo vnexpress.net

 

Tin liên quan
Bê tông siêu tính năng UHPC: Lựa chọn mới trong xây dựng cầu đường

Bê tông siêu tính năng UHPC: Lựa chọn mới trong xây dựng cầu đường

19.01.2022Lượt xem: 7633

Ngày 14/01 tại Long An, Sở KH&CN phối hợp với Sở GTVT cùng Công ty CP Bê tông ly tâm Thủ Đức 1 tổ chức Hội thảo “Hiệu quả sử dụng Bê tông siêu tính năng UHPC trong lĩnh vực xây dựng”, với sự tham dự của đại diện Bộ KH&CN, Hội Bê tông Việt Nam và các ban ngành của tỉnh Long An.
Xem thêm
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực xây dựng

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực xây dựng

08.11.2021Lượt xem: 3938

Hệ thống văn bản pháp luật tổng hợp các Nghị định, Thông tư, văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2021 thời điểm tháng 31/10/2021 liên quan đến lĩnh vực cấp Giấy phép xây dựng.
Xem thêm
Trung tâm hành chính mới ở Tây Hồ Tây có hình hài ra sao?

Trung tâm hành chính mới ở Tây Hồ Tây có hình hài ra sao?

04.10.2021Lượt xem: 5388

Theo ý tưởng quy hoạch, kiến trúc đạt giải A, toàn bộ trung tâm hành chính tổng hợp - trụ sở làm việc của 12 bộ, ngành trung ương - được bao phủ bởi không gian xanh mướt.
Xem thêm
4 chính sách mới về đất đai, nhà ở từ ngày 1/9

4 chính sách mới về đất đai, nhà ở từ ngày 1/9

02.09.2021Lượt xem: 5084

Từ 1.9.2021, một số chính sách về đất đai, nhà ở sẽ có hiệu lực, đặc biệt liên quan đến sổ đỏ.
Xem thêm
Bộ Xây dựng thay thế, bãi bỏ loạt thủ tục liên quan đến bất động sản

Bộ Xây dựng thay thế, bãi bỏ loạt thủ tục liên quan đến bất động sản

10.03.2022Lượt xem: 4939

Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 94/QĐ-BXD về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Xem thêm
Dự án đứng ngồi không yên vì giá cát lại tăng chóng mặt

Dự án đứng ngồi không yên vì giá cát lại tăng chóng mặt

28.12.2021Lượt xem: 7538

Giá cát san lấp, xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng mạnh, khiến doanh nghiệp xây dựng khốn khổ, còn chủ vật liệu xây dựng cũng không mua được cát để cung cấp cho khách hàng.
Xem thêm
Bộ trưởng chủ trì cuộc họp về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Bộ trưởng chủ trì cuộc họp về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

21.10.2021Lượt xem: 3804

Ngày 20/10/2021, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp trực tuyến về Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị - Trưởng Ban soạn thảo chủ trì cuộc họp.
Xem thêm
7 công trình bí ẩn khiến các nhà khoa học kinh ngạc

7 công trình bí ẩn khiến các nhà khoa học kinh ngạc

23.09.2021Lượt xem: 4204

Có rất nhiều đồ vật và địa điểm hay những công trình kiến trúc trên Trái đất vẫn còn là điều bí ẩn với giới khoa học.
Xem thêm
Giật sập 15 tháp chung cư bỏ hoang trong tích tắc, bụi bốc cao mù mịt

Giật sập 15 tháp chung cư bỏ hoang trong tích tắc, bụi bốc cao mù mịt

01.09.2021Lượt xem: 5007

Chỉ trong tích tắc cả loạt toà nhà cao tầng bỏ hoang 7 năm đã đổ sập hoàn toàn.
Xem thêm
Những thay đổi nổi bật về thuế trước bạ nhà đất năm 2022

Những thay đổi nổi bật về thuế trước bạ nhà đất năm 2022

08.03.2022Lượt xem: 4850

Thuế trước bạ nhà đất 2022 có một số thay đổi nổi bật cần chú ý dành cho các chủ đầu tư dự án và tư nhân. Nhằm đảm bảo đầy đủ kiến thức về mặt pháp lý khi giao dịch bất động sản.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 24   |   Ngày: 160   |   Tháng: 33288   |   Tổng truy cập: 3194383
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM