Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Suy nghĩ về ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong việc lãng phí điện gió, điện mặt trời

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Việt Nam là tiềm năng mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước hướng tới.

Lý giải về vấn đề lãng phí điện mặt trời, điện gió, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ông đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công thương về vướng mắc trong huy động nguồn điện này.

Nếu vướng về giá điện thì Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công thương để cùng xây dựng giá, đảm bảo giải tỏa được nguồn vốn ứ đọng mà các doanh nghiệp đã vay vốn ngân hàng và bỏ vốn ra làm. Tuy nhiên, theo ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Công thương bảo rằng “không phải vướng về giá, mà vướng về công suất, tức hiện nay chúng ta đủ tải rồi”.

“Tôi có hỏi lại, nếu chúng ta đủ tải rồi thì tại sao cho làm. Còn nếu đã làm rồi thì tại sao không giảm bớt điện đã mua của nước ngoài?”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

“Bộ trưởng Công thương trả lời là đã ký Hiệp định với nước ngoài rồi, bây giờ không thể đàm phán để cắt được. Đấy là nguyên nhân và chúng ta phải đi tận gốc rễ của vấn đề để thấy được nguyên nhân từ đâu và phải giải quyết như thế nào”, ông Hồ Đức Phớc cho hay.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, cần phải sửa một số quy định, đặc biệt ách tắc nhất là Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư công. “Ngay cả mấy năm nay chúng ta ban hành Luật Quy hoạch nhưng vẫn loay hoay không triển khai được, rồi cả vấn đề điện cũng thế”, ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Quanh những vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến đồng tình cao với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và đặt ra nhiều câu hỏi như: Từ năm 2010 đến nay, giá điện tăng 8 lần và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn báo lỗ. Đặc biệt, cùng trong EVN nhưng công ty mẹ lỗ, còn công ty con báo lãi. Vậy nguyên nhân chính của khoản lỗ này do đâu?; Việc chưa tận dụng hết điện sản xuất được trong nước mà phải đi nhập khẩu điện nước ngoài là vô cùng lãng phí. Sản xuất điện trong nước như điện gió, điện mặt trời còn chưa khai thác, tận dụng. Năng lượng mặt trời, gió mãi mới đưa vào Quy hoạch điện VIII mà sao không đưa vào Quy hoạch điện VII. Điện gió, điện mặt trời bây giờ sản xuất thừa nhưng doanh nghiệp không thể đấu nối hòa mạng. Lãng phí thế ai chịu trách nhiệm? Việt Nam là cường quốc điện gió, mặt trời vì thiên nhiên ưu đãi. Tại sao có những nghịch lý này. Nhiều câu chuyện Quốc hội phải mổ xẻ”.

Có lẽ lần này, trong nghị trường Quốc hội mới có một Bộ trưởng phát biểu đầy đủ về vấn đề lãng phí, thất thoát trong quản lý, điều hành hệ thống điện Việt Nam mà lâu nay dư luận chưa được rõ và liên tục đặt những câu hỏi về những thắc mắc trên.

Trong quản lý doanh nghiệp, không phải Việt Nam mà cả thế giới nhiều doanh nghiệp tư nhân khi gặp những điều kiện bất thuận lợi thì họ làm ăn thua lỗ và thậm chí có doanh nghiệp phá sản. Những mất mát và nỗi đau đè nặng lên vai ông chủ cùng gia đình và dòng họ của ông chủ. Vì vậy trách nhiệm của ông chủ là rất cao và đặc biệt là ông chủ doanh nghiệp phải tự biết lượng sức mình để có những lựa chọn về con người, ngành nghề trong việc điều hành doanh nghiệp. Nhằm hạn chế tối đa những tổn thất không đáng có.

Ngành điện Việt Nam được coi là một ngành độc quyền trong việc phân phối điện và độc quyền trong việc mua bán điện. Không hiểu việc lựa chọn ông chủ của doanh nghiệp này như thế nào mà để doanh nghiệp triền miên thua lỗ, những gánh nặng trong việc thua lỗ này lại đổ lên vai Nhà nước và nhân dân. Còn ông chủ ngành điện thì vẫn “nhở nhơ” không chịu trách nhiệm gì. Và cứ tiếp nối, ông chủ này nghỉ ông khác lại lên thay và vẫn bài ca thua lỗ.

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay, mới chỉ quy định tội phạm về tham nhũng; nhưng những hành vi gây thất thoát lãng phí của Nhà nước và nhân dân thì chưa có quy định cụ thể để xử lý những cá nhân đứng đầu những doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, cơ quan Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Gần đây, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thấy vấn đề này cần phải được quan tâm, bởi sự lãng phí thất thoát đang gây ra tổn thất rất lớn cho nền kinh tế đất nước, gây xói mòn lòng tin của nhân dân.

Trên cơ sở ý kiến của Tổng bí thư, dư luận cho rằng, cần phải quy định rõ những điều luật về tội gây thất thoát lãng phí; có như vậy mới hạn chế tối đa được những người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước, trong việc sử dụng tài sản Nhà nước một cách lãng phí gây thua lỗ.

Cũng trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh sự cản trở, gây ách tắc trong việc thực hiện Luật quy hoạch, Luật đầu tư công do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo.

Trên thực tế, vấn đề đặt ra những quy định của pháp luật nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước. Một Bộ luật, thậm chí một Điều luật sau khi ban hành nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm cả một lĩnh vực kinh tế. Lấy một ví dụ Việt Nam trước đây là một đất nước nông nghiệp, nhưng tình trạng hợp tác xã kéo dài đã dẫn đến tình trạng thiếu ăn, thiếu lương thực đối với người nông dân và đất nước. Trước tình hình đó, Nghị quyết số 10-NQ/TW (hay còn gọi là Khoán 10) của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là “cú hích” mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến năm 1989 (chỉ sau 1 năm thực hiện Khoán 10) sản lượng lúa gạo của cả nước đã đạt 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo.

Trong khi Luật quy hoạch do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo để trình Quốc hội với hy vọng “ôm” tất cả các loại quy hoạch của Việt Nam vào một bản đồ thu nhỏ và dưới sự quản lý của Chính phủ, nhưng thực chất của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Với một quy định “ngược” là phải hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia làm cơ sở để xây dựng quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành. Nhưng từ năm 2017 đến nay đã 6 năm trôi qua, chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia được duyệt, vì vậy các quy hoạch ngành lúng túng không thực hiện được.

Trên thực tế, vấn đề đặt ra những quy định của pháp luật nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước. Một Bộ luật, thậm chí một Điều luật sau khi ban hành nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm cả một lĩnh vực kinh tế. Lấy một ví dụ Việt Nam trước đây là một đất nước nông nghiệp, nhưng tình trạng hợp tác xã kéo dài đã dẫn đến tình trạng thiếu ăn, thiếu lương thực đối với người nông dân và đất nước. Trước tình hình đó, Nghị quyết số 10-NQ/TW (hay còn gọi là Khoán 10) của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là “cú hích” mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến năm 1989 (chỉ sau 1 năm thực hiện Khoán 10) sản lượng lúa gạo của cả nước đã đạt 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo.

Trong khi Luật quy hoạch do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo để trình Quốc hội với hy vọng “ôm” tất cả các loại quy hoạch của Việt Nam vào một bản đồ thu nhỏ và dưới sự quản lý của Chính phủ, nhưng thực chất của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Với một quy định “ngược” là phải hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia làm cơ sở để xây dựng quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành. Nhưng từ năm 2017 đến nay đã 6 năm trôi qua, chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia được duyệt, vì vậy các quy hoạch ngành lúng túng không thực hiện được.

nhơn Phan

 

Tin liên quan
Hà Nội: Phê duyệt Đề án

Hà Nội: Phê duyệt Đề án "Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng"

17.09.2023Lượt xem: 2030

(AMC) Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định số 4386/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng” Thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng tại Hà Giang

Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng tại Hà Giang

17.09.2023Lượt xem: 1868

(AMC) Ngày 12/9/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng Hà Giang tổ chức Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng tại Hà Giang. Tới tham dự khai giảng khóa tập huấn có ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Xây dựng cùng 66 học là chuyên viên các Sở: Văn hoá, thể thao và du lịch; Giao thông vận tải; Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố Hà Giang; lãnh đạo và chuyên viên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Giao thông; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; cán bộ Trung tâm Quy hoạch xây dựng; Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
Xem thêm
Bồi dưỡng chuyên sâu về quy hoạch và phát triển đô thị thông minh bền vững tại Vĩnh Long

Bồi dưỡng chuyên sâu về quy hoạch và phát triển đô thị thông minh bền vững tại Vĩnh Long

17.09.2023Lượt xem: 1822

(AMC) Thực hiện Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhân rộng kết quả của Dự án“Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (Dự án VKC), ngày 14/9/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long tổ chức triển khai Bồi dưỡng chuyên sâu về quy hoạch và phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với thành phần tham gia là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Xem thêm
(AMC) Duyệt giảng cho giảng viên tập sự Viện Quản lý phát triển đô thị

(AMC) Duyệt giảng cho giảng viên tập sự Viện Quản lý phát triển đô thị

17.09.2023Lượt xem: 1647

(AMC) Duyệt giảng cho giảng viên tập sự Viện Quản lý phát triển đô thị
Xem thêm
Phát triển nhà ở xã hội: Hiểu đúng về nguyên tắc xác định số tiền nộp thay

Phát triển nhà ở xã hội: Hiểu đúng về nguyên tắc xác định số tiền nộp thay "quỹ đất 20%"

17.09.2023Lượt xem: 1872

(AMC) Pháp luật về nhà ở hiện hành có quy định trách nhiệm chủ đầu tư (CĐT) các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành “quỹ đất 20%” để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) hoặc thực hiện nghĩa vụ này bằng cách nộp một số tiền tương đương giá trị quỹ đất trên. Cách xác định số tiền này như thế nào cũng cần được hiểu đúng để áp dụng thống nhất.
Xem thêm
Hà Nội: Xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023

Hà Nội: Xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023

12.09.2023Lượt xem: 1979

(AMC) Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 798/TB-UBND, kết luận của UBND Thành phố tại cuộc họp xem xét việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất; danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Hà Nội hướng tới phát triển đô thị mang tầm khu vực, quốc tế

Hà Nội hướng tới phát triển đô thị mang tầm khu vực, quốc tế

12.09.2023Lượt xem: 2177

(AMC) Thành phố Hà Nội đặt ra hàng loạt mục tiêu về phát triển bền vững đô thị, trong đó có những chỉ tiêu về xây dựng đô thị thông minh, đô thị có thương hiệu được công nhận ở tầm khu vực và quốc tế.
Xem thêm
Học viện AMC tập huấn Văn bản pháp luật về xây dựng tại Hưng Yên

Học viện AMC tập huấn Văn bản pháp luật về xây dựng tại Hưng Yên

11.09.2023Lượt xem: 1869

(AMC) Ngày 07/9/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng Hưng Yên tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, hướng dẫn các Văn bản quy phạm pháp luật, các quy định mới trong xây dựng năm 2023;
Xem thêm
Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện sắp xếp lại nhà, đất quốc phòng

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện sắp xếp lại nhà, đất quốc phòng

08.09.2023Lượt xem: 1810

(AMC) Đại tướng Phan Văn Giang lưu ý các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các Nghị định của Chính phủ về sắp xếp lại tài sản công; các chỉ thị của Bộ Quốc phòng về xử lý nhà, đất quốc phòng.
Xem thêm
Phát triển nhà ở xã hội: Mở rộng đối tượng và linh hoạt chính sách

Phát triển nhà ở xã hội: Mở rộng đối tượng và linh hoạt chính sách

07.09.2023Lượt xem: 1960

(AMC) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội, Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Dự thảo Luật với các chính sách liên quan đến: Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán; xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội...
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 27   |   Ngày: 160   |   Tháng: 15642   |   Tổng truy cập: 3162849
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM