Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Sử dụng vật liệu kính hướng tới tiết kiệm năng lượng trong công trình kiến trúc ở Việt Nam

Sử dụng vật liệu kính cho công trình kiến trúc  đang là xu thế trên toàn thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Ngày càng nhiều các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng, sử dụng kính làm kết cấu bao che thay cho vật liệu truyền thống khác như bê tông, gạch, kim loại, gỗ…

Trong các công trình kiến trúc hiện đại, tổn thất nhiệt qua phần vật liệu bằng kính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dạng tổn thất nhiệt qua lớp vỏ bao che công trình. Nếu sử dụng kính không hợp lý rất dễ dẫn đến những bất lợi cho công trình kiến trúc, nóng vào mùa hè lạnh vào mùa đông, hoặc phải tốn rất nhiều năng lượng trong quá trình vận hành. Theo các tiêu chuẩn Kiến trúc xanh, việc tiết kiệm năng lượng trong các công trình luôn luôn được chú trọng, đặc biệt là các công trình có sử dụng kính. Vì vậy, xu hướng sử dụng vật liệu kính hướng tới tiết kiệm năng lượng trong công trình kiến trúc là cực kỳ cần thiết, với hai nội dung chính cần quan tâm là: sử dụng linh hoạt bề mặt kính trong công trình kiến trúc và lựa chọn kính tiết kiệm năng lượng phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Linh hoạt sử dụng vật liệu kính thích ứng với điều kiện khí hậu hướng tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng

Với công dụng là vật liệu bao che, vật liệu kính cần được sử dụng sao cho có thể tận dụng những ưu điểm và hạn chế những bất lợi của điều kiện khí hậu một cách tối đa nhất. Tùy thuộc vào vùng khí hậu mà việc sử dụng kính sẽ rất khác nhau. Đối với các nước có khí hậu ôn đới, việc sử dụng kính giúp tạo thành các bẫy nhiệt để sưởi ấm không khí bên trong nhà, hạn chế tiêu thụ năng lượng. Nhưng tại các vùng khí hậu nhiệt đới, kính cần được sử dụng linh hoạt, đúng chỗ, tùy thuộc vào vị trí tương đối của bề mặt kính với mặt trời.

Tại các vị trí ít chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời (ví dụ hướng Bắc trong điều kiện khí hậu Việt Nam) có thể tương đối thoải mái sử dụng các bề mặt kính lớn để lấy sáng vào không gian bên trong công trình, tạo môi trường tiện nghi về ánh sáng và giảm tiêu thụ điện chiếu sáng nhân tạo, ví dụ như công trình Thư viện Surry Hill ở Sydney.

Tại các vị trí mà nhu cầu đón ánh nắng mặt trời thay đổi theo mùa (ví dụ hướng Nam trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam) mùa nóng cần chắn nắng để hạn chế bức xạ mặt trời, mùa đông lạnh lại cần bẫy nhiệt để sưởi ấm không gian bên trong thì kính nên được phối hợp với các chi tiết chắn nắng một cách linh hoạt để khai thác sự khác biệt lớn giữ mùa đông và mùa hè theo hướng có lợi, giảm sử dụng năng lượng cho công trình. Có thể sử dụng các kết cấu che nắng ngang phía trên bề mặt kính để tạo bóng đổ che nắng vào mùa hè, nhưng không cản trở ánh sáng mùa đông chiếu vào trong nhà, ví dụ như Tòa nhà Water Tower, Tây Ban Nha và Đại học Tổng hợp Stanford, Mỹ. Việc hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào không gian bên trong cũng có thể được thực hiện nhờ giải pháp tạo ra bề mặt kính nghiêng, ví dụ Toà nhà ST Diamond, Malaysia.

 

Toà nhà ST Diamond, Malaysia

Tại  các hướng có bức xạ mặt trời lớn như hướng Đông, Tây, Tây Bắc, Tây Nam, kính luôn cần được sử dụng kết hợp với hệ thống che nắng, giúp làm giảm ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cửa kính nhưng vẫn tạo được không gian và không hạn chế tầm nhìn. Trước đây, các công trình kiến trúc thường sử dụng hệ thống kết cấu che nắng cố định (kết cấu che nắng ngang, che nắng đứng hoặc hỗn hợp), phụ thuộc vào hướng của bề mặt vỏ công trình. Gần đây, các giải pháp che nắng di động, linh hoạt ngày càng được ưa chuộng. Giải pháp này dựa trên cơ sở hệ thống các tấm chắn có thể thay đổi trạng thái đóng mở, góc quay tùy thuộc vào cường độ và góc chiếu của mặt trời nhờ các cảm biến ánh sáng hoặc hệ thống điều khiển tự động. Với các hướng này có thể tạo ra hệ thống vỏ bao che 2 lớp, lớp trong bằng kính, còn lớp ngoài có thể sử dụng nhiều vật liệu và hình thức khác nhau, chẳng hạn thép lưới hoặc mảng định hình hoặc lưới xanh (cây leo bám trên lưới thép).

Lựa chọn kính tiết kiệm năng lượng phù hợp với khí hậu nhiệt đới

Hiện nay, việc phát triển các công trình xanh đang dần trở thành xu hướng tất yếu và việc sử dụng vật liệu kính có tính năng tiết kiệm năng lượng là một trong những giải pháp có vai trò rất quan trọng giúp giảm thiểu những tác hại trực tiếp từ môi trường đến người sử dụng, đồng thời tối ưu hóa tính hiệu quả năng lượng của công trình đó. Việc cải thiện công năng của kính theo hướng tiết kiệm năng lượng đã được ngành xây dựng thế giới tập trung nghiên cứu và phát triển, trong đó công nghệ phủ màng mỏng trên kính đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên Thế giới. Sự ra đời của công nghệ này giúp sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng có nhiều tính năng ưu việt như: kính có hệ số phát xạ thấp, giúp giảm sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào bên trong hoặc sự thất thoát nhiệt từ bên trong ra bên ngoài công trình; hệ số hấp thụ nhiệt (SHGC) nhỏ sẽ giúp ngăn cản phần lớn năng lượng nhiệt truyền từ mặt trời thông qua vách kính; ngăn chặn tối đa các tia bức xạ, tia cực tím có hại cho sức khoẻ con người xuyên qua kính, tuy nhiên vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên truyền qua, hoặc có khả năng tự làm sạch, chống bám bụi và đọng sương… Nhờ đó, loại kính này giúp tiết kiệm chi phí năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa nóng và sưởi ấm vào mùa lạnh.

Một vài năm gần đây, kính xây dựng tiết kiệm năng lượng đang dần được sử dụng khá phổ biến trong công trình, cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam. Tính chất cách nhiệt và kiểm soát năng lượng đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn sản phẩm kính, bên cạnh việc xem xét các yêu cầu về kháng tải trọng gió, an toàn, an ninh, chống cháy, tầm nhìn…Một số sản phẩm kính tiêu biểu được nhiều chuyên gia lựa chọn, đó là: kính Solar Control và kính Low-E.

Kính Solar Control: được gia công bề mặt với các lớp phủ siêu mỏng có thành phần từ kim loại hoặc oxit kim loại. Nhờ đó, kính có khả năng phản xạ lại phần lớn bức xạ mặt trời, ngăn không cho nhiệt từ mặt trời truyền vào trong phòng – tác nhân làm gia tăng nhiệt độ bên trong toà nhà. Nhờ đặc điểm này, kính Solar Control giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện năng trong vận hành máy điều hòa không khí làm mát trong phòng, vì các hệ thống này chỉ phải vận hành ở công suất thấp hơn. Kính Solar Control còn có khả năng ngăn cản hầu hết các tia cực tím có hại cho sức khoẻ con người. Dòng kính Solar Control có độ truyền sáng thấp, ở khoảng 35 – 50%, không gây cảm giác chói nắng, phù hợp với những vùng khí hậu nóng và nhiều nắng, như các tỉnh khu vực phía Nam Việt Nam. Kính Solar Control có thể sử dụng được ở các dạng tấm đơn lớp, cường lực, kính dán, kính hộp, có thể thay thế hoàn toàn cho sản phẩm kính thông thường tại các công trình xây dựng thương mại và dân dụng.

Kính Low-E : được gia công với một hệ thống các lớp phủ siêu mỏng có thành phần từ kim loại hoặc oxit kim loại, trong cơ cấu lớp phủ này còn có chứa một lớp bạc, góp phần làm giảm hệ số phát xạ của tấm kính (e < 0.04). Đây cũng là ưu điểm của Kính Low-E so với các kính xây dựng tiết kiệm năng lượng khác. Hợp chất phủ bề mặt đặc biệt giúp kính Low-E có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt, ngăn cản sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài, giữ cho căn phòng luôn ở nhiệt độ ổn định, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Bên cạnh việc tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng, kính Low-E vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa.

Kính Low-E phù hợp sử dụng cho các vùng khí hậu lạnh, bởi đặc điểm ngăn cản sự thất thoát nhiệt từ môi trường bên trong ra môi trường bên ngoài. Ngoài ra, với độ truyền sáng cao 60 – 70%, sử dụng kính Low-E sẽ mang nhiều ánh sáng và năng lượng từ mặt trời hơn vào trong phòng, giúp căn phòng luôn ấm áp vào mùa đông. Nếu sử dụng kính Low-E ở khu vực có số giờ nắng cao sẽ có thể tạo cảm giác chói mắt, khó chịu vì đặc tính độ truyền sáng cao.

Trong công trình có thể sử dụng kính đơn Low-E  hoặc là kính hộp Low-E. Tuy nhiên, lớp bạc của kính Low-E rất mỏng vì vậy để bảo vệ lớp bạc này nên kính Low-E được khuyến cáo gia công làm kính hộp với ví trí của lớp phủ ở vị trí thứ 2,3 của tấm kính hộp để đảm bảo phát huy hiệu quả tốt nhất của tấm kính. Các chủng loại kính tiết kiệm năng lượng Low-E gồm có: Kính phủ cứng Low-E, Kính phủ cứng Low-E với tính năng kiểm soát nhiệt, Kính phủ mềm Low-E, Kính phủ mềm Low-E với tính năng kiểm soát nhiệt.

Ở Việt Nam hiện nay theo mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng và thiết kế công trình xanh, vấn đề về sử dụng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và xã hội. Việc sử dụng vật liệu bao che cho công trình, đặc biệt là các vật liệu kính theo các chỉ tiêu đánh giá tiết kiệm năng lượng đã và đang ngày càng được khuyến khích. Công nghệ sản xuất kính ngày càng phát triển với rất nhiều sản phẩm kính cao cấp đang được nghiên cứu ứng dụng. Trong tương lai các loại kính tiết kiệm năng lượng cao cấp có giá thành hợp lý sẽ áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, trở thành vật liệu không thể thiếu cho công trình kiến trúc hiện đại.

Tạp chí Vật liệu Xây dựng

 

Tin liên quan
Bằng chứng khoa học mới nhất về “công nghệ” xây kim tự tháp của người Ai Cập cổ cách đây 4.500 năm

Bằng chứng khoa học mới nhất về “công nghệ” xây kim tự tháp của người Ai Cập cổ cách đây 4.500 năm

21.04.2021Lượt xem: 4397

Làm cách nào mà người dân Ai Cập cổ thể đưa những khối đá trắng rất nặng và lớn lên cao để tạo nên những biểu tượng kim tự tháp khổng lồ bền vững với thời gian? Họ đã sử dụng một thiết bị đặc biệt nào đó hay có sự trợ giúp của người ngoài hành tinh? Bài toán xây dựng kim tự tháp Ai Cập mà các kỹ sư và nhà khoa học đau đầu trong 4.500 năm qua đã có thêm manh mối qua phát hiện gần đây của một nhóm nghiên cứu quốc tế.
Xem thêm
Lập Hội đồng kiểm tra Nhà nước nghiệm thu công trình xây dựng

Lập Hội đồng kiểm tra Nhà nước nghiệm thu công trình xây dựng

02.04.2021Lượt xem: 3473

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng).
Xem thêm
Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng năm 2021

Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng năm 2021

05.08.2021Lượt xem: 7253

Khi thực hiện thiết kế xây dựng công trình, chủ đầu tư cần nắm rõ các yêu cầu của pháp luật, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.
Xem thêm
Văn Miếu Quốc Tử Giám: Công trình kiến trúc độc đáo

Văn Miếu Quốc Tử Giám: Công trình kiến trúc độc đáo

15.04.2021Lượt xem: 17036

Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội không thể không nhắc đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, toạ lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm trong không gian.
Xem thêm
Căn cứ lập dự toán công trình xây dựng

Căn cứ lập dự toán công trình xây dựng

01.09.2021Lượt xem: 7718

Khi lập dự toán cần căn cứ yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công trong thuyết minh bản vẽ thi công để áp dụng cho phù hợp.
Xem thêm
Kiệt tác kiến trúc lần đầu cho khách thuê ở sau 136 năm

Kiệt tác kiến trúc lần đầu cho khách thuê ở sau 136 năm

03.08.2021Lượt xem: 5554

Kiệt tác kiến trúc lần đầu cho khách thuê ở sau 136 năm
Xem thêm
Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6

Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6

05.04.2022Lượt xem: 3968

Sau khi tổ chức đánh giá các nền tảng số về họp trực tuyến của doanh nghiệp nòng cốt theo bộ tiêu chí đã ban hành, Bộ TT&TT dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố các nền tảng đáp ứng yêu cầu.
Xem thêm
Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương sử dụng mã QR-Code để tra cứu và nộp hồ sơ trực tuyến

Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương sử dụng mã QR-Code để tra cứu và nộp hồ sơ trực tuyến

05.04.2022Lượt xem: 4780

Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương sử dụng mã QR-Code để tra cứu và nộp hồ sơ trực tuyến
Xem thêm
Khởi công xây cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

Khởi công xây cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

29.03.2022Lượt xem: 3178

Cầu Rạch Miễu 2 - nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre - và đường dẫn có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 17,6km; quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h; phần cầu chính Rạch Miễu 2 là cầu dây văng.
Xem thêm
Dông lốc khiến gần 160 căn nhà ở An Giang bị sập và tốc mái

Dông lốc khiến gần 160 căn nhà ở An Giang bị sập và tốc mái

28.03.2022Lượt xem: 3200

Chiều 27/3, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã gây thiệt hại nhà cửa cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn hai huyện Phú Tân, An Phú và thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 28   |   Ngày: 160   |   Tháng: 19518   |   Tổng truy cập: 3168896
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM