Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Nứt bê tông khối lớn: Cần định lượng nguy cơ và có giải pháp phù hợp

Các chuyên gia về công nghệ xây dựng chỉ ra rằng, đối với việc thi công bê tông khối lớn, điều quan trọng là nhìn ra được vấn đề nứt do nhiệt thủy hóa để định lượng nguy cơ nứt và có giải pháp giảm thiểu

Nguồn ảnh: Giảng viên Trần Văn Miền (Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh).

Nguy cơ nứt bê tông do nhiệt thủy hóa

Tiêu chuẩn của các nước có những quan niệm khác nhau về bê tông khối lớn. Theo Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 305:2004, kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép được coi là bê tông khối lớn khi có kích thước lớn đủ để gây ra ứng suất kéo phát sinh do hiệu ứng nhiệt thủy hóa của xi măng vượt quá giới hạn kéo của bê tông, làm nứt bê tông và do đó cần có biện pháp phòng ngừa vết nứt.

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, kết cấu có cạnh nhỏ nhất và chiều cao lớn hơn 2m có thể được xem là khối lớn. Đối với kết cấu có dạng ngầm hoặc kết cấu có hình khối phức tạp thì kích thước khối lớn sẽ do người thiết kế xem xét quyết định.

Theo TS Phan Hữu Duy Quốc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, đối với Nhật Bản, mọi kết cấu bê tông cốt thép có kích thước bất kỳ nhưng có nguy cơ có nhiệt độ cao trong khối bê tông do nhiệt thủy hóa và biến dạng thể tích do nhiệt bị cản trở gây ra nguy cơ nứt. Theo kinh nghiệm tại Nhật, sàn có độ dày trên 80cm, tường có độ dày trên 60cm là đã có nguy cơ nứt do nhiệt thủy hóa.

Tại Mỹ, theo ACI 207.1R, bất kỳ khối lượng bê tông nào có kích thước đủ lớn để yêu cầu phải thực hiện các biện pháp đối phó với sự sinh nhiệt từ quá trình thủy hóa xi măng và sự thay đổi thể tích của chất phụ gia để giảm thiểu nứt. Theo ACI 301, nhiệt độ tối đa của bê tông khối lớn sau khi đổ không được vượt quá 160 độ F (70 độ C) và chênh lệch nhiệt độ giữa tâm và bề mặt của vị trí không được vượt quá 35 độ F (19 độ C).

Theo TS Phan Hữu Duy Quốc, không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ nứt mà chỉ có thể làm giảm thiểu nguy cơ nứt và điều quan trọng là nhìn ra nguy cơ nứt do nhiệt thủy hóa để định lượng nguy cơ nứt và có giải pháp phù hợp. Trong đó, để định lượng được các nguy cơ nứt nên sử dụng các biện pháp tính toán. Ở thị trường Việt Nam, một số cá nhân thuộc các đơn vị như Đại học Giao thông, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, một số đơn vị tư vấn đã định lượng được nguy cơ nứt, nên có tính toán cụ thể nguy cơ nứt.

“Đối với mọi giải pháp, nên tìm cách định lượng giải pháp, đừng nghĩ rằng làm thế này nó sẽ ổn, ổn ở mức độ nào đều phải có định lượng và ngay cả khi có định lượng thì rủi ro vẫn còn” – TS Phan Hữu Duy Quốc nhấn mạnh.

 

Giải pháp giảm thiểu nứt bê tông khối lớn

TS Phan Hữu Duy Quốc đưa ra một số giải pháp cụ thể về vật liệu như: Sử dụng xi măng đã để nguội; sử dụng nước lạnh (dùng chiller, hay nước đá); sử dụng xi măng ít tỏa nhiệt (hoặc trộn phụ gia khoáng); làm mát cốt liệu (tưới nước, che phủ); sử dụng cốt liệu ít co giản nhiệt (nếu có thể chọn); dùng khí lạnh hay Ni tơ lỏng để làm lạnh bê tông.

Giải pháp về thi công như: Đổ bê tông ban đêm, tránh mùa hè nếu có thể; chia nhỏ, chia mỏng khối đổ bê tông; bao phủ xe bồn bằng vật liệu cách nhiệt; bao phủ ống dẫn bê tông khi bơm xa; giảm cản trở bên ngoài (ví dụ như trải tấm lót hay rải cát trên nền đá); giải nhiệt trong khối bê tông bằng nước lạnh; dưỡng hộ bảo ôn đúng mực và tháo ra vào thời điểm phù hợp.

Các giải pháp khác như: Sử dụng phụ gia trương nở (để bù co ngót nhiệt); định hướng vết nứt bằng mối nối làm giảm tiết diện bê tông; tăng cốt thép để giảm bề rộng vết nứt (phân tán vết nứt); sử dụng băng sợi thủy tinh để phân tán ứng suất (thay vai trò thép).

TS Trịnh Quốc Tuấn – Công ty Cổ phần FECON cho biết, sau khi áp dụng các giải pháp như trên thì 90% các trường hợp không xảy ra nứt (các vết nứt lớn, nghiêm trọng không còn).

Theo PGS TS Trần Văn Miền – Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, việc áp dụng tổng hợp các giải pháp chống nứt như phủ nhiệt kín, giảm nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ cấp phối, dùng hệ thống ống tỏa nhiệt, mang lại hiệu quả rất cao vì mang tính khoa học và đã được ông thực hiện thành công trong tất cả các dự án. Những dự án do ông thực hiện cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons đều không nứt, trong đó chủ yếu làm hệ thống tỏa nhiệt. Bên cạnh đó, đã có 108 móng điện gió do ông thực hiện cũng không có cái nào nứt.

 

Cách nào khắc phục nứt bê tông móng điện gió

Vậy khi bê tông của móng điện gió đã nứt thì có cách nào để khắc phục (nứt do bị động), các chuyên gia cho rằng, chỉ có cách bơm vữa vào chứ đập đi thì rất tốn kém bởi móng điện gió chỉ yêu cầu có độ bền 20-25 năm chứ không phải là công trình yêu cầu có độ tuổi cả trăm năm.

TS Trịnh Quốc Tuấn cho biết, bơm vữa vào làm giảm các yếu tố xâm hại từ môi trường bên ngoài vào trong bê tông, làm giảm mối lo về độ bền lâu dài của công trình.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ đầu tư nói cứ để cho bê tông nứt sau đó bơm vữa chèn vào cũng được (nứt do chủ động) thì lại đặt ra bài toán cân đối về mặt kinh tế với kỹ thuật.

Theo PGS TS Trần Văn Miền, để bê tông nứt rồi sau đó bơm vữa chèn vào là cách làm tiết kiệm, còn về mặt khoa học thì không phải là cách làm đúng. Bởi thực ra đây là bài toán cân đối giữa mặt kinh tế với mặt kỹ thuật, kỹ thuật thì phải mang tính khoa học, còn kinh tế mang về lợi ích cho các bên. Với vai trò của chủ đầu tư là người quyết định và cân nhắc lựa chọn giải pháp cho phù hợp sau khi đã cân nhắc, lựa chọn trong nhiều giải pháp mà tư vấn đưa ra thì cái nào đạt mục tiêu về mặt kinh tế, kỹ thuật sẽ áp dụng.

“Tôi làm dự án điện gió với chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền, họ yêu cầu rất khắt khe về mặt kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình, thiết kế của tôi đưa ra max là 70 độ C nhưng chủ đầu tư yêu cầu khống chế ở mức 65 độ C. Như vậy, mặc dù là chủ đầu tư nhưng Phú Điền sẵn sàng chi tiền để đảm bảo công trình đạt yêu cầu kỹ thuật cao nhất” – PGS TS Trần Văn Miền chia sẻ.

TS Phan Hữu Duy Quốc đánh giá, việc trám, vá các vết nứt của bê tông khối lớn không hoàn toàn đưa bê tông về trạng thái ban đầu bởi tính toàn khối của bê tông đã mất đi; vẫn còn những kẽ hở khi không thể đảm bảo được việc bơm trám là mang tính an toàn, tuyệt đối và bơm đầy đủ đến các tiết diện của các vết nứt.

Nguồn ảnh: Giảng viên Trần Văn Miền (Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh).

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, khi ứng xuất nhiệt lớn quá thì thanh thép có thể bị kéo rơi vào trạng thái chảy dẻo.

Như vậy, thứ nhất là khái niệm về độ bền, thứ hai là về mặt kết cấu tính toàn khối và thứ ba là nguy cơ thép bị kéo dạng chảy dẻo trong quá trình nứt bê tông khối lớn là có. Vì vậy, phải hoàn toàn kiểm soát vết nứt do nhiệt và có biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ.

Theo Thanh Nga - Báo Xây dựng

 

Tin liên quan
Hệ số điều chỉnh giá đất và những điều cần biết rõ

Hệ số điều chỉnh giá đất và những điều cần biết rõ

18.01.2022Lượt xem: 5990

Hệ số điều chỉnh giá đất và những điều cần biết rõ
Xem thêm
Sắp diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2021

Sắp diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2021

22.11.2021Lượt xem: 4065

Dự kiến từ ngày 23-26/11/2021, sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2021 sẽ được tổ chức với quy mô nhỏ hơn mọi năm (Mini Green Building Week) do tình hình dịch bệnh Covid-19.
Xem thêm
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2022

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2022

17.01.2022Lượt xem: 4846

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng; phạt nặng người điều khiển xe ô tô đón trả khách trên đường cao tốc; tiếp tục giảm 37 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; từ 1/1/2022, người dân có thể mở thẻ ngân hàng bằng hình thức online... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2022.
Xem thêm
Hà Nội quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển thiết kế cầu Trần Hưng Đạo

Hà Nội quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển thiết kế cầu Trần Hưng Đạo

16.11.2021Lượt xem: 4900

Liên quan đến việc UBND TP.Hà Nội phê duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc và những “tùy tiện” trong việc sử dụng ngôn ngữ kiến trúc và văn hóa vào công trình cầu Trần Hưng Đạo mà Báo điện tử Xây dựng đã có loạt bài phản ánh.
Xem thêm
Nữ chuyên viên nhiều lần được Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng khen thưởng

Nữ chuyên viên nhiều lần được Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng khen thưởng

21.09.2021Lượt xem: 3752

Trong công văn chọn nhân vật điển hình để tham gia chương trình “Gương sáng Pháp luật”, Bộ Xây dựng giới thiệu một nhân vật rất đặc biệt, khi đó không phải là một người giữ chức vụ cao. Chỉ là một chuyên viên, một luật gia, nhưng chị Phạm Thị Huyên (SN 1988, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng) từng nhiều lần nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp…
Xem thêm
Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/3/2022

Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/3/2022

17.01.2022Lượt xem: 4349

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Kiến trúc sư Việt Nam có bị “ép giá” không?

Kiến trúc sư Việt Nam có bị “ép giá” không?

16.11.2021Lượt xem: 4061

Thời gian vừa qua, có nhiều ý kiến trong giới KTS cho rằng: Có sự bất bình đẳng trong việc trả phí thiết kế giữa KTS trong nước và KTS nước ngoài.
Xem thêm
TP Thủ Đức: Tái khởi động các công trình xây dựng ở vùng xanh từ 21-9

TP Thủ Đức: Tái khởi động các công trình xây dựng ở vùng xanh từ 21-9

21.09.2021Lượt xem: 4089

Các công trình xây dựng trên địa bàn TP Thủ Đức sẽ chính thức tái khởi động từ ngày 21-9 trong điều kiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn phòng, chống dịch COVID-19.
Xem thêm
Thông tư quy định một số nội dung về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng

Thông tư quy định một số nội dung về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng

04.01.2022Lượt xem: 4484

Thông tư này quy định về nội dung giám định tư pháp xây dựng; bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc; áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn; sử dụng máy, thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ giám định tư pháp xây dựng; quy trình, hồ sơ, thời hạn giám định tư pháp xây dựng.
Xem thêm
Sự kiện Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2021

Sự kiện Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2021

15.11.2021Lượt xem: 4274

Tiếp nối thành công của sự kiện Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2020 và nhu cầu, mong muốn tham gia của các trường đại học, các hiệp hội, các chủ đầu tư, các công ty, các chuyên gia thuộc lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng – Quy hoạch…
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 25   |   Ngày: 109   |   Tháng: 1901   |   Tổng truy cập: 3133176
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM