Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Một số kinh nghiệm triển khai thành phố thông minh trên thế giới

Khuyến khích sự tham gia của người dân, cập nhật các xu hướng công nghệ mới và đảm bảo an ninh dữ liệu... là những kinh nghiệm được đúc kết trong việc triển khai thành phố thông minh trên thế giới.

Việc phát triển đô thị thông minh ở cấp độ quốc gia cần sự điều tiết của chính phủ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Các thành phố có xuất phát điểm khác nhau, có ưu tiên phát triển khác nhau, có vị trí địa lý và trình độ phát triển cũng như nguồn lực không giống nhau, nên không thể có một mô hình phát triển thành phố thông minh nào phù hợp và “vừa vặn” với tất cả.

Ví dụ Singapore là quốc gia thành phố nhỏ, dân số ít, hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ và hiện đại, do đó việc triển khai xây dựng Sáng kiến Quốc gia thông minh có nhiều thuận lợi hơn. Dù vậy, từ kinh nghiệm triển khai thành phố thông minh trên thế giới, có thể đúc kết một số bước đi hiệu quả để các nước như Việt Nam tham khảo.

Kinh nghiệp thứ nhất là thành lập lực lượng liên ngành, trực thuộc chính phủ để hoạch định chính sách, đường lối, kế hoạch cụ thể và quản lý, giám sát việc thực thi; xây dựng chiến lược tổng thể ở cấp độ quốc gia để trên cơ sở đó, các bộ/ngành, tỉnh/thành sẽ cụ thể hoá dựa trên thực tế và xây dựng kế hoạch.

Việc số hóa quản trị đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ/ngành, do đó cần phải có đại diện của tất cả các bộ/ngành trong lực lượng trên để có thể triển khai đồng bộ.

Thứ hai là ưu tiên tập trung thí điểm thực hiện sáng kiến phát triển đô thị thông minh tại một số thành phố lớn, trên cơ sở đó rút ra những bài học để triển khai trên diện rộng.

Việc phát triển đô thị thông minh ở cấp độ quốc gia cần sự điều tiết của chính phủ, tránh tình trạng thành phố nào cũng có đề án phát triển thành phố thông minh của riêng mình, gây lãng phí nguồn lực về con người và tài chính. Việc phát triển đô thị thông minh phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo tại các khu vực nông thôn, miền núi, tránh để hố ngăn cách giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội.

 

Khuyến khích sự tham gia của người dân

Kinh nghiệm tiếp theo là khuyến khích, huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng thành phố thông minh. Chính quyền đô thị thông minh và thành phố thông minh là phải tạo ra quá trình tương tác giữa chính quyền với chính quyền, giữa chính quyền với người dân, giữa người dân và người dân, qua đó chính quyền hiểu người dân, biết họ muốn và cần điều gì để đáp ứng nhu cầu của họ theo một cách kinh tế và bền vững nhất.

Kinh nghiệm này đã được chứng minh qua thực tế phát triển thành phố thông minh của chính quyền Tel Aviv (Israel) hay thành phố Cork của Ireland.

Với tư cách là người sử dụng cuối cùng các dịch vụ công và là người tạo ra dữ liệu và thông tin, người dân cũng phải là những người đóng góp ý tưởng chính cho các quá trình hoạch định chính sách và là người đồng sáng tạo các giải pháp của thành phố.

Với sự đóng góp kịp thời của người dân từ giai đoạn đầu trong phát triển các giải pháp thành phố thông minh, chính quyền và các nhà quản lý sẽ có được các cơ chế hiệu quả hơn để thu thập và phân tích phản hồi của các bên liên quan.

 

Đối với cách thức quản lý của chính quyền đô thị và thành phố thông minh, người dân được đặt ở vị trí trung tâm. (Nguồn: corkcity.ie)

Đối với cách thức quản lý của chính quyền đô thị và thành phố thông minh, người dân được đặt ở vị trí trung tâm. Việc chính quyền các thành phố tạo điều kiện tối đa để mọi người dân cùng sáng tạo cũng mang lại lợi ích cho việc quản lý của các cấp chính quyền.

 

Cập nhật xu hướng công nghệ mới

Song song với đó là việc liên tục cập nhật các xu hướng công nghệ mới để có thể tìm cách giảm đầu tư, ví dụ công nghệ dịch vụ điện toán đám mây giúp giảm đầu tư công vào các hệ thống cứng tốn kém và đắt đỏ khi bảo trì vận hành.

Bên cạnh việc tham gia vào các tổ chức, diễn đàn, hợp tác quốc tế về các chuẩn công nghệ, sự hợp tác theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương hay ngang giữa các sở, ban, ngành, tổ chức xã hội và các tổ chức khác của mỗi địa phương là cấp thiết khi thành phố thông minh không chỉ phục vụ cho mục đích quản lý của chính quyền mà còn vì mục tiêu thu hút đầu tư phát triển của thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và qua đó tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển hơn nữa để một số thành phố thông minh có thể làm đầu tàu cho phát triển vùng.

Bài học từ một số thành phố cho thấy các công cụ khác nhau, (chính sách, các khuyến khích...) có thể được sử dụng linh hoạt trong các quá trình quan trọng để phát triển thành phố thông minh. Ví dụ quy định về chia sẻ dữ liệu tổng hợp (không định danh cá nhân), quy định về việc tự đầu tư cảm biến và camera giám sát và chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan chức năng...

Tuy nhiên, việc sử dụng dữ liệu vào các mục đích nào và chia sẻ hay phân tích ra sao cũng phải minh bạch và rõ ràng, không chỉ dựa trên niềm tin hay tín nhiệm mà phải luật hóa.

Ngoài ra, việc huy động nguồn lực cộng đồng là vô cùng quan trọng, là chìa khóa để các dự án đầu tư phát triển thành phố thông minh thành công. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi có một “nhạc trưởng,” hay tổng công trình sư hiểu biết về công nghệ, giải pháp, quy định pháp luật, tư duy mở và có cách làm việc hiệu quả với các bên liên quan.

 

Một số thành phố như San Francisco của Mỹ có chức danh giám đốc sáng tạo đổi mới - là người được trao quyền để có thể lên kế hoạch, kêu gọi sự tham gia của các bên. (Nguồn: smartcitiesworld.net)

 

Một số thành phố như San Francisco (Mỹ) có chức danh giám đốc sáng tạo đổi mới (innovation manage) là người được trao quyền để có thể lên kế hoạch, kêu gọi sự tham gia của các bên như trường đại học, các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn, chính quyền địa phương, các công ty hay ngành công nghiệp địa phương và người dân.

 

Vấn đề an ninh dữ liệu

Vụ việc hệ thống dữ liệu y tế của Singapore bị tấn công năm 2018 cho thấy tầm quan trọng của vấn đề an ninh dữ liệu, an ninh mạng. Các dự án liên quan đến dữ liệu của người dân phải do các cơ quan chính phủ đảm nhiệm và cần chú trọng đầu tư nâng cao thực lực an ninh mạng; chỉ xã hội hóa các lĩnh vực không nhạy cảm về an ninh dữ liệu.

Ngoài ra, tình trạng có quá nhiều ứng dụng của chính phủ, như Singapore có gần 100 ứng dụng, sẽ khiến người dân dễ bị nhầm lẫn và không rõ về chức năng của các ứng dụng.

Theo giới chuyên gia, nên ưu tiên phát triển một số ứng dụng trong lĩnh vực hành chính, quản trị nhà nước hay chăm sóc y tế, giáo dục... ở cấp độ quốc gia (sau đó người dân có thể chọn dịch vụ tại các tỉnh mình đang cư trú), chẳng hạn như ứng dụng dịch vụ công để người dân đặt lịch làm việc; ứng dụng về môi trường để cảnh báo tình hình thời tiết, bão lũ, có thêm chức năng thông báo các vi phạm, tình trạng thực tế để người dân thông báo cho các cơ quan chức năng; ứng dụng của lực lượng cảnh sát để thông báo tin tức tội phạm, tình hình an ninh, đồng thời để người dân thông báo các vi phạm.

Vấn đề là người dân phải sử dụng mã số định danh/số chứng minh nhân dân để có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng này, giúp cơ quan chức năng tránh tình trạng tiếp nhận quá nhiều thông tin rác.

 

Việt Nam: Phát triển đô thị thông minh bền vững

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo thống kê, tới cuối năm 2021, trên cả nước đã có 41 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án về đô thị thông minh. Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và thành phố Đà Nẵng đã tham gia vào mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN từ năm 2018. Đây là nơi có thể học tập và trao đổi kinh nghiệm tốt về các giải pháp được đưa vào thực hiện.

 

Tháng 7/2021, tại New York (Mỹ), Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới ICF đã vinh danh Vùng thông minh Bình Dương là một trong Top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới năm 2021. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)

 

Có thể thấy việc xây dựng thành phố thông minh và phát triển bền vững là một hành trình chứ không phải là đích đến vì dù thành phố có thông minh đến đâu thì với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngày nay, các thành phố đều có thể trở nên thông minh hơn nữa.

Hành trình đó cũng có thể là cơ hội để các các nhà quản lý đạt được một phần mục đích thông qua việc người dân tham gia vào hành trình, giúp họ nhận ra cơ hội để họ phát triển và gắn bó với thành phố.

Dù sau này tên gọi của các mô hình thành phố ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân có thể khác đi thì mục đích cuối cùng vẫn là tiếp tục củng cố và phát triển các thành phố trở thành nơi đáng sống, đáng đầu tư và đáng gọi là nhà cho nhiều người./.

Theo TTXVN/Vietnam+

 

Tin liên quan
Chuyên gia: ‘Quy hoạch đô thị vẫn còn quá lãng mạn, thích là điều chỉnh’

Chuyên gia: ‘Quy hoạch đô thị vẫn còn quá lãng mạn, thích là điều chỉnh’

21.10.2021Lượt xem: 5095

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về câu chuyện ‘điều chỉnh quy hoạch ở các khu đô thị còn tùy tiện, chuyên gia cho rằng dù phải đi trước một bước tuy nhiên ‘quy hoạch đô thị ở các thành phố lớn hiện nay vẫn còn quá lãng mạn’.
Xem thêm
9 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng

9 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng

14.09.2021Lượt xem: 3984

Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã quy định cụ thể về 9 loại công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.
Xem thêm
Giá thép tiếp tục tăng mạnh

Giá thép tiếp tục tăng mạnh

22.03.2022Lượt xem: 6376

Giá thép tiếp tục tăng khiến nhiều chủ đầu tư phải cân đối lại chi phí.
Xem thêm
Chính phủ bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật

Chính phủ bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật

14.12.2021Lượt xem: 3517

Chính phủ bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật
Xem thêm
10 khu đô thị dọc Metro số 1 trong tương lai

10 khu đô thị dọc Metro số 1 trong tương lai

19.10.2021Lượt xem: 5614

Dọc tuyến x​a lộ Hà Nội dự kiến phát triển các khu đô thị mới với mật độ dân cư đông, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Xem thêm
Vật liệu xây dựng tăng giá, chủ đầu tư ngại xây nhà hơn

Vật liệu xây dựng tăng giá, chủ đầu tư ngại xây nhà hơn

18.03.2022Lượt xem: 6783

Rủi ro vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao bất định cũng làm nhà đầu tư ngại xây nhà hơn, chỉ muốn để đất đó cho tự tăng giá, giảm thiểu rủi ro tăng chi phí đầu vào trong khi khó đẩy nhanh việc tăng giá bán đầu ra.
Xem thêm
Hội thảo Tập huấn “Giới thiệu văn bản pháp luật, quy định kỹ thuật mới về bảo vệ môi trường có liên quan đến ngành Xây dựng”

Hội thảo Tập huấn “Giới thiệu văn bản pháp luật, quy định kỹ thuật mới về bảo vệ môi trường có liên quan đến ngành Xây dựng”

11.12.2021Lượt xem: 3674

Ngày 10/12/2021, tại Hà Nội, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo Tập huấn “Giới thiệu văn bản pháp luật, quy định kỹ thuật mới về bảo vệ môi trường có liên quan đến ngành Xây dựng”.
Xem thêm
Trao giải ý tưởng quy hoạch, kiến trúc trụ sở các Bộ ngành

Trao giải ý tưởng quy hoạch, kiến trúc trụ sở các Bộ ngành

09.10.2021Lượt xem: 5384

Cuộc thi tuyển phương án kiến trúc tổng thể Khu trụ sở các Bộ ngành tại khu vực Tây Hồ Tây (Hà Nội) thu hút 55 đơn vị tham gia, ba phương án đoạt giải cao nhất.
Xem thêm
Bộ Xây dựng: Quản lý hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp phải đảm bảo không trùng lặp

Bộ Xây dựng: Quản lý hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp phải đảm bảo không trùng lặp

11.09.2021Lượt xem: 4201

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị ký ban hành Quyết định số 990/QĐ-BXD ngày 01/09/2021 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/05/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp Nhà nước” giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Xây dựng.
Xem thêm
Tại sao sàn phẳng sàn hộp rỗng được lựa chọn nhiều trong xây dựng hiện nay?

Tại sao sàn phẳng sàn hộp rỗng được lựa chọn nhiều trong xây dựng hiện nay?

04.03.2022Lượt xem: 6781

Ngày nay, trong xây dựng, sàn phẳng sàn hộp rỗng ngày càng được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông cốt thép truyền thống.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 37   |   Ngày: 160   |   Tháng: 6938   |   Tổng truy cập: 3141809
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM