Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Làm thế nào để công nghiệp xây dựng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?

 

Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM Lê Viết Hải cho biết, trước năm 1995, ngành xây dựng Việt Nam rất sơ khai, gần như “dậm chân tại chỗ”. Thế nhưng, trong 20 năm, giai đoạn 1995-2015, lĩnh vực xây dựng đã phát triển với tốc độ thần kỳ cùng với giai đoạn hiện đại hóa đất nước.

     Tại buổi tọa đàm "Làm thế nào để công nghiệp xây dựng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn" tổ chức chiều 20/10 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM (SACA), ông Lê Viết Hải, Chủ tịch SACA kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình (HBC) cùng các chuyên gia đã có những chia sẻ về ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam.

     Câu hỏi lớn nhất làm thế nào để công nghiệp xây dựng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn? Chủ tịch SACA Lê Viết Hải cho biết, trước năm 1995, ngành xây dựng Việt Nam rất sơ khai, gần như “dậm chân tại chỗ”. Nhưng trong 20 năm, giai đoạn 1995-2015, lĩnh vực xây dựng đã phát triển với tốc độ thần kỳ cùng với giai đoạn hiện đại hóa đất nước. Nhưng, trong 3 năm 2017-2019, ngành xây dựng trong nước chững lại. Từ 2020 đến nay, tác động của dịch COVID-19, ngành xây dựng đã có khoảng thời gian “chững lại”.

     Ông Hải chia sẻ, từng có giai đoạn các nhà thầu lớn của Việt Nam tăng trưởng tới 20-30%/năm nhờ sự tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ, thay thế nhà thầu nước ngoài thi công các dự án lớn trong nước. Nhưng mặt trái là sau khi làm chủ thị trường, nhà thầu trong nước không còn cơ hội cọ xát, học hỏi nếu chỉ quẩn quanh tại “sân nhà”.

 

Chủ tịch SACA, kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình Lê Viết Hải chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm. Ảnh chụp màn hình

     Quy mô thị trường xây dựng trong nước từ vật liệu, dịch vụ thi công, nội thất tổng cộng khoảng 60 tỷ USD. Trong khi thị trường xây dựng thế giới có quy mô lên đến 12.000 tỷ USD. Do đó, lãnh đạo SACA cho rằng chỉ cần Việt Nam lấy được 1% thị phần xây dựng toàn cầu, quy mô đã gấp đôi tổng giá trị các công trình trong nước.

     Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh việc xuất khẩu xây dựng Việt Nam ra nước ngoài cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chứ không thể manh mún như trước đây. "Chúng ta không thể tiếp tục chỉ đi bán lẻ vật liệu xây dựng hay xuất khẩu lao động. Đó là nền kinh tế hái lượm, có cái gì bắt cái nấy", ôn Hải nói.

     Bên cạnh đó, vị Chủ tịch SACA cho rằng, Việt Nam không thiếu kiến trúc sư giỏi hay doanh nghiệp cung cấp vật liệu, nhà thầu có năng lực cạnh tranh. Quang trọng để tiến ra thị trường nước ngoài nằm ở việc phải kết hợp các mắt xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ xây dựng nhằm xuất khẩu sản phẩm xây dựng hoàn thiện từ đầu đến cuối với hàm lượng chất xám, giá trị lớn, đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước.

     Ông Lê Viết Hải khẳng định, ngành xây dựng Việt Nam có nhiều lợi thế từ đội ngũ nhân lực kỹ sư dồi dào, chất lượng thi công, trình độ quản lý không thua kém các nhà thầu thế giới, thể hiện qua việc đảm nhận các dự án lớn trong nước. Đặc biệt, chi phí xây dựng nhà ở cao tầng của nhà thầu Việt Nam khoảng 400-500 USD/m2 nhưng ở các nước phát triển lên tới 1.500-2.000 USD/m2.

"Chúng ta có thể phát triển thành một quốc gia chuyên xây dựng nhà ở cho thế giới, mang sản phẩm xây dựng sang nước ngoài. Nếu trau dồi, rèn luyện nghề nghiệp, chúng ta không thua kém ai rèn luyện rất sâu thì ko thua kém ai", ông Hải tự tin khẳng định.

     Trong khi đó, để hoàn thành giấc mơ trở thành "người đi xây nhà cho thế giới", ngành xây dựng Việt Nam còn phải giải rất nhiều bài toán.

     Kiến trúc sưu Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, để tiến ra quốc tế, nhân lực trong ngành xây dựng Việt Nam đầu tiên phải cải thiện khả năng ngoại ngữ. Thứ hai, khi làm việc tại nước ngoài, nhiều nhân sự Việt Nam thiếu sự tương tác chủ động, không thật sự hiểu đối tác ngoại muốn gì. Đây là thói quen làm việc phải thay đổi.

     Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia các dự án quy hoạch, kiến trúc lớn trên thế giới, KTS Nam Sơn đưa ra lời khuyên doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nếu muốn ra nước ngoài phải đi cùng đối tác am hiểu thị trường sở tại. Nếu chưa thật sự hiểu thị trường bên ngoài mà muốn tự đi một mình, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro vì khung pháp lý, cách tổ chức giữa môi trường trong nước và quốc tế rất khác biệt.

     KTS Nam Sơn cho biết, cộng đồng người Việt ở nước ngoài lên đến hàng triệu người. Vì vậy, nhà thầu Việt Nam có thể hướng đến làm việc với các Việt kiều với những hợp đồng quy mô lớn đầu tiên bên ngoài Việt Nam.

     Về vấn đề này, ông Lê Viết Hải cũng thừa nhận các nhà thầu Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm chinh chiến thị trường quốc tế, nhân lực yếu về ngoại ngữ, giao tiếp. Năng lực tài chính của nhà thầu Việt Nam cũng rất hạn chế so với đồng nghiệp quốc tế.

     Cùng với đó, ngành xây dựng trong nước còn hạn chế về tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngành xây dựng trong nước không thiếu những người thợ kỹ năng nhưng lại không có chứng nhận tiêu chuẩn hay chứng chỉ hành nghề. Cuối cùng, các doanh nghiệp trong ngành còn rời rạc, chưa có sự liên kết trong cùng chuỗi giá trị ngành xây dựng.

     Đồng quan điểm, Chủ tịch AA Corporation Nguyễn Quốc Khanh nhận định, nếu tạo ra hệ sinh thái, có tổng thầu Việt Nam thực hiện dự án tại thị trường nước ngoài, từng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ tiết kiệm nhiều chi phí về tài chính, pháp lý, đàm phán. Mỗi đơn vị sẽ nhận được giá trị gia tăng lớn hơn so với việc phải tự đấu thầu trong mảng riêng của mình.

 

NGUYÊN VŨ/nhadautu.vn

 

Tin liên quan
Giá vật liệu xây dựng tăng ảnh hướng đến tiến độ của các công trình

Giá vật liệu xây dựng tăng ảnh hướng đến tiến độ của các công trình

23.09.2021Lượt xem: 3976

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, giá vật liệu xây dựng trong nước liên tục tăng, nhất là sắt và thép xây dựng. Việc tăng giá này ảnh hưởng không ít đến tiến độ của các công trình xây dựng.
Xem thêm
 Việt Nam có hai công trình vinh dự đoạt Giải kiến trúc quốc tế IAA Chicago 2021

Việt Nam có hai công trình vinh dự đoạt Giải kiến trúc quốc tế IAA Chicago 2021

30.08.2021Lượt xem: 6090

Vừa qua, Ban giám khảo cuộc thi Kiến trúc Quốc tế năm 2021 thuộc The Chicago Athenaeum: Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế và Trung tâm Nghệ thuật kiến trúc và Nghiên cứu đô thị châu Âu đã công bố danh sách các công trình đoạt giải, trong đó Việt Nam có 2 công trình được bình trọn và trao giải.
Xem thêm
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Đại sứ Cuba

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Đại sứ Cuba

04.08.2021Lượt xem: 4801

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Đại sứ Cuba
Xem thêm
Tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật mới về Xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật mới về Xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh

14.05.2021Lượt xem: 8633

Tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật mới về Xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nghị định số 30/2021/NĐ-CP: Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở

Nghị định số 30/2021/NĐ-CP: Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở

07.05.2021Lượt xem: 5340

Nghị định số 30/2021/NĐ-CP: Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở
Xem thêm
Cát nhân tạo có thể thay thế cát tự nhiên trong ngành Xây dựng?

Cát nhân tạo có thể thay thế cát tự nhiên trong ngành Xây dựng?

02.04.2021Lượt xem: 5228

Trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu cát dùng cho xây dựng rất lớn và ngày càng gia tăng, điều đó đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, an ninh trật tự... Vì vậy, việc tạo ra cát nhân tạo sẽ giúp “giảm tải” nguồn nguyên liệu cát tự nhiên trong xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm
Những thị trường địa ốc đắt đỏ nhất thế giới

Những thị trường địa ốc đắt đỏ nhất thế giới

14.12.2021Lượt xem: 3413

Monaco, Hong Kong và New York là 3 thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới. Trung bình 1 triệu USD chỉ mua được hơn 17 m2 tại Monaco, 21 m2 ở Hong Kong và 38 m2 tại New York.
Xem thêm
Sau 4 năm, nhánh cầu dự án 500 tỷ giải cứu kẹt xe ở TP.HCM sắp hoàn thiện

Sau 4 năm, nhánh cầu dự án 500 tỷ giải cứu kẹt xe ở TP.HCM sắp hoàn thiện

28.11.2021Lượt xem: 3982

Hơn bốn năm thi công, nhánh cầu đầu tiên của dự án 515 tỷ đồng giải quyết tình trạng ùn tắc ở cửa ngõ phía Tây Bắc TP.HCM đang gấp rút hạng mục cuối để chờ thông xe.
Xem thêm
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Viện Vật liệu xây dựng hợp tác, hướng tới sản xuất xi măng xanh

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Viện Vật liệu xây dựng hợp tác, hướng tới sản xuất xi măng xanh

19.11.2021Lượt xem: 3196

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) và Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) đã ký kết hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất
Xem thêm
Nghiệm thu dự thảo TCVN 10304:20xx “Móng cọc - Yêu cầu thiết kế”

Nghiệm thu dự thảo TCVN 10304:20xx “Móng cọc - Yêu cầu thiết kế”

07.10.2021Lượt xem: 11443

Ngày 4/10/2021, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Bộ Xây dựng họp đánh giá nghiệm thu dự thảo TCVN 10304:20xx “Móng cọc - Yêu cầu thiết kế” do nhóm nghiên cứu Viện Khoa học công nghệ xây dựng thực hiện.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 39   |   Ngày: 160   |   Tháng: 41471   |   Tổng truy cập: 3128048
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM