Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Lâm Đồng yêu cầu xác minh vụ “xẻ” đồi, vận chuyển đất đá ra ngoài bán

Một khối lượng đất, đá khá lớn được vận chuyển ra ngoài để bán sau khi “xẻ thịt” ngọn đồi ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

Hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh minh họa

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị UBND huyện Đơn Dương theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức, kiểm tra xác minh các thông tin phản ánh của báo chí, cũng như kiểm tra, rà soát tất cả các địa bàn khác về tình trạng khai thác khoáng sản hoặc lợi dụng việc được cơ quan có thẩm quyền cho phép san gạt, cải tạo mặt bằng để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép, nếu vi phạm đình chỉ, chấm dứt việc san gạt, cải tạo mặt bằng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kết quả kiểm tra, xử lý về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 23/11/2021.

Thông tin phản ánh ban đầu cho thấy, nhiều ngày qua, tại một ngọn đồi rộng lớn ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương diễn ra tình trạng nhiều phương tiện xe múc, xe tải rầm rộ khai thác, vận chuyển một khối lượng đất đất ra khỏi khu vực để tiêu thụ. Hoạt động vận chuyển còn gây hư hỏng đường sá, bụi mù tung phủ. Thực tr ạng này mở ra câu hỏi có hay không việc khai thác khoáng sản bất hợp pháp “núp bóng” san gạt, cải tạo mặt bằng diễn ra tại đây.

Những năm gần đây, Lâm Đồng phổ biến thực trạng các tổ chức, cá nhân đổ xô san gạt, cải tạo mặt bằng để làm nhà kính trồng hoa, rau quả... Tuy nhiên, hoạt động san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương đã gây sạt lở đất, lấn chiếm đất, sông, suối, ao, hồ, phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh, ô nhiễm môi trường.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lợi dụng việc san gạt, cải tạo mặt bằng để khai thác khoáng sản, sử dụng đất san gạt bán làm vật liệu san lấp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương và tạo dư luận không tốt trong xã hội. Đó là lý do mà ngày 13.9.2019, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản số 5912, đề ra các biện pháp, yêu cầu các cấp chức năng kiểm tra, triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.

Sau khi văn bản 5912 ban hành, tính đến tháng 6/2020, các địa phương đã xử phạt vi phạm hành chính 138 trường hợp san gạt, khai thác đất trái phép với số tiền hơn 675 triệu đồng (tính đến tháng 6.2020).

Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức, cá nhân còn bị tạm giữ phương tiện trong vòng 30 ngày, yêu cầu dừng hành vi vi phạm, cải tạo, phục hồi môi trường khu vực.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, việc ban hành văn bản số 5912 đã đáp ứng nhu cầu san gạt, cải tạo mặt bằng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo cảnh quan môi trường, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội; hạn chế việc tự ý san gạt, cải tạo mặt bằng làm thay đổi địa hình, độ dốc, phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường; tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy vậy, theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này, thì các trường hợp nêu trên không được vận chuyển, mua bán mà chỉ được đăng ký, sử dụng cho nội bộ công trình.

Thực tế có trường hợp vận chuyển đất dôi dư, khoáng sản thông thường ra khỏi khu vực san gạt để lấy mặt bằng không mua bán hoặc có trường hợp bán cho tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu và cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng vận chuyển, tiêu thụ. Tuy vậy, theo quy định về pháp luật khoáng sản thì lại không được phép.

Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn từng phản ánh, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng vẫn khai thác vượt công suất, không lắp đặt trạm cân, camera giám sát với mục đích trốn thuế.

Cụ thể, Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt (Công ty Địa ốc Đà Lạt) được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ đá phường 7 từ năm 2013, thời hạn theo giấy phép đến 17/9/2038. Tuy nhiên, Văn bản số 7213/UBND-GT ngày 28/8/2020 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động khai thác xây dựng trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ cho phép công ty này khai thác đến năm 2025.

Kết luận số 01 (ngày 4/1/2021) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho thấy, Công ty Địa ốc Đà Lạt đã bóc tầng phủ ngoài ranh giới cấp phép diện tích 500 m2; khai thác không đúng các thông số của hệ thống khai thác theo hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công công trình xây dựng mỏ được thẩm định, phê duyệt; một số vị trí có nguy cơ mất an toàn trong khai thác; chưa lắp đặt các biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực khai thác, chế biến... Công ty đang sử dụng 0,93 ha đất để làm mặt bằng sân công nghiệp và công trình phụ trợ, dù đã hết thời hạn thuê đất và chưa được cấp thẩm quyền cấp phép lại.

Đáng chú ý, Công ty không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hàng năm (từ năm 2014 đến nay) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường còn phát hiện Công ty Địa ốc Đà Lạt đang sử dụng 1.000 m2 (thuê lại) để đặt trạm trộn bê tông và sản xuất, kinh doanh mặt hàng bê tông tươi thương phẩm tại TP. Đà Lạt từ năm 2014 đến nay, nhưng chưa có văn bản chấp hành của cấp thẩm quyền. Với những hành vi trên, tháng 5/2021, Công ty Địa ốc Đà Lạt bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 100 triệu đồng.

“Dính” loạt vi phạm về khoáng sản và đất đai, ngày 7/7/2021, Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng bị xử phạt đến 520 triệu đồng. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, công ty này khai thác không đúng thiết kế được phê duyệt và đổ thải không đúng vị trí xác định theo thiết kế. Liên tục từ năm 2018 - 2020, Công ty khai thác vượt công suất cho phép đối với khối lượng sét gạch ngói, sử dụng 2,2 ha đất nông nghiệp nhưng không làm thủ tục thuê đất.

Bị phạt với số tiền phạt “khủng” nhất là trường hợp của Công ty TNHH Dương Phát (phường 5, TP. Đà Lạt). Công ty này bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt lên đến 800 triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản vượt công suất được cấp phép (năm 2018, 2019, khai thác vượt công suất 100% và năm 2020 vượt 48%).

Đáng chú ý, trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản, nhiều doanh nghiệp chưa lắp đặt camera tại trạm cân, trạm cân lắp đặt không đúng vị trí quy định hoặc không hoạt động, khiến cơ quan quản lý, cơ quan thuế khó trích xuất số liệu khi tiến hành thanh tra, kiểm tra; lập chưa đúng hoặc chưa đầy đủ sổ sách, chứng từ kê khai sản lượng khai thác thực tế; hàng tháng không kê khai nộp đầy đủ cho cơ quan thuế.

“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do việc kiểm tra, giám sát, xử lý của các cơ quan chức năng chưa quyết liệt và ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản còn hạn chế, thực hiện mang tính đối phó”, Sở Tài nguyên và Môi trường nêu thực trạng.

Theo Báo Đầu tư

 

Tin liên quan
Đô thị Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và đột phá

Đô thị Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và đột phá

01.02.2023Lượt xem: 3320

(AMC) Với quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, các đô thị Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá; kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
Xem thêm
Hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2023

Hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2023

01.02.2023Lượt xem: 5417

Hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2023
Xem thêm
Hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2023

Hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2023

01.02.2023Lượt xem: 5417

Hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2023
Xem thêm
Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

09.01.2023Lượt xem: 3637

Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
Xem thêm
Quyết định số 873/QĐ-BXD ngày 06/10/2022 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng

Quyết định số 873/QĐ-BXD ngày 06/10/2022 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng

09.01.2023Lượt xem: 3122

Quyết định số 873/QĐ-BXD ngày 06/10/2022 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
Xem thêm
Thông tư số 05/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng QCVN 03:2022/BXD

Thông tư số 05/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng QCVN 03:2022/BXD

09.01.2023Lượt xem: 4885

Thông tư số 05/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng QCVN 03:2022/BXD
Xem thêm
Từng bước hiện thực hóa Đề án 950 của Chính phủ về phát triển đô thị Việt Nam thông minh bền vững

Từng bước hiện thực hóa Đề án 950 của Chính phủ về phát triển đô thị Việt Nam thông minh bền vững

03.01.2023Lượt xem: 4427

(AMC) Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” (Dự án VKC) do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại đã được triển khai hiệu quả trong năm 2022. Bộ Xây dựng giao cho Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) làm Chủ Dự án. AMC đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan phía Việt Nam như: Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch kiến trúc, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị phía Hàn Quốc như Viện Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT), Viện Nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc (KRIHS); Tập đoàn đất đai và nhà ở Hàn Quốc (LH); Cơ quan công nghệ hạ tầng tiên tiến Hàn quốc (KAIA) triển khai Dự án theo nội dung Văn kiện Dự án được phê duyệt và thống nhất với Nhà tài trợ.
Xem thêm
Đảng bộ AMC tổng kết công tác Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023

Đảng bộ AMC tổng kết công tác Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023

03.01.2023Lượt xem: 4810

(AMC) Sáng 28/12/2022, Đảng bộ Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023
Xem thêm
AMC nghiệm thu Bộ tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Thẩm kế viên

AMC nghiệm thu Bộ tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Thẩm kế viên

03.01.2023Lượt xem: 3752

(AMC) AMC nghiệm thu Bộ tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Thẩm kế viên
Xem thêm
AMC tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023

AMC tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023

03.01.2023Lượt xem: 4570

(AMC) Ngày 28/12/2022, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 64   |   Ngày: 160   |   Tháng: 23374   |   Tổng truy cập: 3176166
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM