Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Kịp thời khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Đấu thầu hiện hành

Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022 - Ảnh: VGP/ĐH

Chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022.

Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thầu

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ VI, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.

Sau 8 năm thực hiện, Luật Đấu thầu cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước trên nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm công, quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, một số quy định của Luật chưa phù hợp với thực tiễn hoặc quy định chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong lựa chọn nhà thầu. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu còn phức tạp, thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, mua sắm công. Quy định về phân cấp, phân quyền, xác định quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong một số trường hợp chưa đầy đủ, rõ ràng.

Bên cạnh đó, quy định về kiểm tra, giám sát, chế tài xử lý vi phạm chưa đầy đủ, chưa ngăn chặn được tình trạng gian lận, tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu diễn biến phức tạp. Một số quy định chưa bảo đảm thống nhất với các luật hiện hành khác như Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư công…

Vì vậy việc sửa đổi Luật Đấu thầu là cần thiết nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thấu, lựa chọn nhà thầu và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngày 8/9, Chính phủ đã có Tờ trình số 310/TTr-CP trình Quốc hội về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua.

Dự luật hiện được bố cục gồm 10 chương, 92 điều. So với Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã sửa đổi 85 điều, bổ sung mới 5 điều, giữ nguyên 2 điều, bãi bỏ 11 điều.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo Thường vụ Quốc hội các nội dung cụ thể liên quan đến 5 nhóm chính sách trong dự thảo luật.

Cụ thể là nhóm các quy định về phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu. Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu.

Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy hoạt động đấu thầu mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản xuất trong nước; tạo công ăn việc làm cho nhóm yếu thế, mua sắm xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu.

Bảo đảm tính khả thi, ổn định, thống nhất, đồng bộ với các luật khác

Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) Nguyễn Phú Cường cho biết Thường trực Ủy ban TCNS nhận thấy Hồ sơ dự án Luật cơ bản đầy đủ theo quy định tại Khoản 2, Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi bổ sung năm 2020.

Tuy nhiên, qua rà soát bước đầu, Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, một số nội dung chưa được bao quát và thể hiện đầy đủ trong Báo cáo tổng kết, Tờ trình và Báo cáo đánh giá tác động. Vì vậy, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá tổng kết đầy đủ, toàn diện kết quả thi hành Luật Đấu thầu năm 2013, nêu bật những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất sửa đổi luật phù hợp; đánh giá đầy đủ tác động của việc thay đổi chính sách.

Về mục tiêu, quan điểm, yêu cầu sửa đổi luật, theo ông Nguyễn Phú Cường, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu và các nhóm chính sách đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và đề nghị bổ sung, nhấn mạnh các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu cơ bản.

Theo đó, việc sửa đổi Luật Đấu thầu phải bám sát và thể chế hóa đầy đủ quan điểm theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về: "Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu"; nhằm góp phần quản lý hiệu quả, công khai, minh bạch và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản Nhà nước.

Bên cạnh việc kế thừa, ổn định và tiếp tục phát huy những quy định phù hợp với thực tiễn, việc sửa đổi luật phải bảo đảm khắc phục những vấn đề tồn tại, vướng mắc, thiếu đồng bộ, bất cập trong quá trình thực hiện. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh, công bằng. Bổ sung các quy định mới nhằm quản lý chặt chẽ, giảm thiểu các hành vi gian lận trong đấu thầu, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn…

Đồng thời, bảo đảm tính khả thi, ổn định, thống nhất, đồng bộ với các luật khác, bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đấu thầu và cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến cơ bản nhất trí với các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu và các nhóm chính sách đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ - Ảnh: VGP/ĐH.

Luật hóa tối đa các quy định hiện hành đã áp dụng ổn định

Ông Nguyễn Phú Cường cũng cho rằng Luật Đấu thầu có liên quan đến nhiều luật. Do vậy, phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong nội tại Luật và thống nhất với các luật khác có liên quan. Đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm các quy định thống nhất, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn.

Thường trực Ủy ban TCNS nhấn mạnh trong quá trình 8 năm thực hiện, hệ thống văn bản hướng dẫn về thi hành Luật Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư là khá lớn với 8 nghị định, 23 thông tư, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi luật lần này là cần luật hóa tối đa các quy định hiện hành đã áp dụng ổn định để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khắc phục tình trạng luật khung, luật ống, góp phần giảm thiểu tối đa số lượng các văn bản dưới luật được ban hành.

Liên quan đến đối tượng và phạm vi điều chỉnh, Thường trực Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ nghiên cứu theo hướng quy định rõ trong phạm vi điều chỉnh các hoạt động phải đấu thầu, đối với các hoạt động không thuộc đối tượng "phải đấu thầu" thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật; đối với những hoạt động đấu thầu đã được quy định trong luật chuyên ngành khác thì quy định nguyên tắc thực hiện theo luật chuyên ngành.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ rà soát, làm rõ khái niệm "vốn nhà nước" để đảm bảo thống nhất với quy định tại các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN, Luật Đối tác công tư… Mối quan hệ với việc đảm bảo quyền tự chủ của đơn vị, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế đang gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm trang, thiết bị y tế; phạm vi điều chỉnh đối với dự toán mua sắm sử dụng vốn Nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

Theo Nguyễn Hoàng/Baochinhphu.vn

Tin liên quan
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì lập Đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì lập Đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

03.08.2022Lượt xem: 3761

(AMC) “Giao Bộ chủ trì, xây dựng Đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân, người thu nhập thấp (TNT) trong giai đoạn từ nay tới năm 2030” – Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị “Thúc đẩy phát triển NƠXH cho công nhân, người TNT” ngày 1/8.
Xem thêm
Hơn 300 học viên tại Bình Dương tham gia Tập huấn Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

Hơn 300 học viên tại Bình Dương tham gia Tập huấn Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

23.07.2022Lượt xem: 3554

(AMC) Để kịp thời cập nhật và giới thiệu các điểm mới của Nghị định 16/2022/NĐ-CP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, 20/7/2022, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng Bình Dương tổ chức lớp Tập huấn phổ biến các nội dung của Nghị định nêu trên và giải đáp vướng mắc cho hơn 300 cán bộ tại địa phương.
Xem thêm
Tập huấn, hội thảo phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng năm 2022

Tập huấn, hội thảo phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng năm 2022

23.07.2022Lượt xem: 8326

(AMC) Tập huấn, hội thảo phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng năm 2022
Xem thêm
Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị TW 5

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị TW 5

23.07.2022Lượt xem: 3549

Hội nghị nhằm nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai các nội dung văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tới cấp ủy các cấp, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
Xem thêm
Triển khai Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030: Thuận lợi và vướng mắc

Triển khai Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030: Thuận lợi và vướng mắc

20.07.2022Lượt xem: 4088

(AMC) Bắc Giang là tỉnh đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm
AMC bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành xây dựng các chương trình, đề án phát triển thành phố xanh, thông minh, hiện đại

AMC bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành xây dựng các chương trình, đề án phát triển thành phố xanh, thông minh, hiện đại

20.07.2022Lượt xem: 3632

(AMC) Ngày 19/7/2022, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tiếp tục phối hợp với Sở Nội Vụ Hà Nội tổ chức “Khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành xây dựng các chương trình, đề án phát triển thành phố xanh, thông minh, hiện đại”.
Xem thêm
AMC phối hợp với Tổng Công ty thuốc là Việt Nam tổ chức 02 lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đấu thầu cơ bản và Đánh giá dự án đầu tư

AMC phối hợp với Tổng Công ty thuốc là Việt Nam tổ chức 02 lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đấu thầu cơ bản và Đánh giá dự án đầu tư

18.07.2022Lượt xem: 6261

(AMC) Ngày 18/7/2022 đến ngày, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam tổ chức khai giảng 02 khóa ”Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản“ và “Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư” cao cho 45 học viên
Xem thêm
Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành xây dựng các chương trình, đề án phát triển thành phố xanh, thông minh, hiện đại

Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành xây dựng các chương trình, đề án phát triển thành phố xanh, thông minh, hiện đại

14.07.2022Lượt xem: 3654

(AMC) Ngày 12/7/2022, Khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành xây dựng các chương trình, đề án phát triển thành phố xanh, thông minh, hiện đại được tổ chức
Xem thêm
Học viện AMC phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

Học viện AMC phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

12.07.2022Lượt xem: 7670

(AMC) Ngày 11/7/2022, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khóa ”Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nâng“ cao cho 75 học viên là các cán bộ chuyên môn phòng kế hoạch tài chính, kế toán, quản lý đầu tư, ban quản lý dự án... thuộc các công ty thành viên của Tổng công ty Điện lực Miền Nam.
Xem thêm
An Giang: Năm 2022 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42%

An Giang: Năm 2022 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42%

12.07.2022Lượt xem: 4974

(AMC) Bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết tỷ lệ đô thị hóa tỉnh An Giang tính đến cuối năm 2021 đạt 40%. Kế hoạch năm 2022 sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42%.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 59   |   Ngày: 86   |   Tháng: 6498   |   Tổng truy cập: 3140971
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM