Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Hơn 22.000 tỉ đồng xây 4 cây cầu lớn ở TP.HCM

Bốn cây cầu được đầu tư ở TP.HCM trong năm năm tới không chỉ giúp liên kết TP Thủ Đức, khu đô thị Thủ Thiêm mới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch cho TP.HCM.

Cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Bình Quới và cầu Bình Quới - Rạch Chiếc là bốn dự án lớn mà Sở GTVT TP.HCM đề xuất TP ưu tiên xây dựng trong giai đoạn 2021-2026.

Theo dự kiến, bốn cây cầu được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) với tổng số vốn khoảng 22.000 tỉ đồng.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, đã ký văn bản gửi UBND TP về xây dựng các chính sách, kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách thuộc lĩnh vực giao thông trên địa bàn giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, từ nay đến năm 2025, Sở GTVT sẽ xây dựng danh mục và đề xuất kêu gọi đầu tư cho chín nhóm dự án giao thông của TP với tổng số vốn 675.000 tỉ đồng.

Người dân mong đợi cầu Cần Giờ

Trong các dự án trên, cầu Cần Giờ (nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ) là dự án được người dân Cần Giờ nói riêng và người dân TP.HCM mong đợi nhiều nhất.

Ông Mai Hữu Thu (ngụ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) chia sẻ: “Xưa giờ người dân Cần Giờ muốn vào trung tâm TP phải thông qua phà Bình Khánh vừa bất tiện vừa mất thời gian. 15 năm qua từ ngày nghe tin có dự án cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh nhưng tôi vẫn chưa thấy khởi công. Người dân luôn hy vọng có cây cầu mới để vào trung tâm TP thuận tiện hơn”.

Sở GTVT TP.HCM cho biết cầu Cần Giờ có tổng chiều dài 3,9 km, được đầu tư với nguồn kinh phí khoảng 10.000 tỉ đồng. Cầu được xây dựng theo kiến trúc cầu dây văng một trụ tháp với phác họa hình tượng cây đước.

 

Cầu Cần Giờ khi làm xong sẽ thay thế phà Bình Khánh (qua sông Soài Rạp,
nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ). Ảnh: LINH PHƯƠNG

Một dự án khác được kỳ vọng giúp phát triển nhanh khu đô thị mới Thủ Thiêm là dự án cầu Thủ Thiêm 4 (TP Thủ Đức nối quận 7). Dự án có tổng mức đầu tư 5.300 tỉ đồng, riêng chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) là 1.900 tỉ đồng.

Được biết dự án cầu Thủ Thiêm 4 dài 1 km, điểm khởi đầu của cầu là giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh rẽ trái sang ngã tư Huỳnh Tấn Phát. Từ đó kết nối khu vực này với đường Lưu Trọng Lư cắt ngang cảng Tân Thuận, băng qua sông Sài Gòn và nối liền khu đô thị Thủ Thiêm ở giao lộ trục bắc - nam và tuyến R4.

Còn hai dự án cầu Bình Quới và cầu Bình Quới - Rạch Chiếc (TP Thủ Đức nối quận Bình Thạnh) cũng là hai dự án quan trọng được Sở GTVT đề xuất đầu tư trong giai đoạn 2021-2026. Cầu Bình Quới có mức đầu tư 3.400 tỉ đồng, còn cầu Bình Quới - Rạch Chiếc 3.390 tỉ đồng.

Cần sự đồng lòng của người dân để thực hiện dự án

Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết bốn cây cầu được kỳ vọng giúp tăng cường năng lực giao thông khu vực và hoàn chỉnh hạ tầng giao thông theo quy hoạch nhằm phát triển du lịch, kinh tế - xã hội cho TP.HCM.

Đối với hai dự án cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4, sở đã kiến nghị UBND TP giao nhiệm vụ, bố trí kế hoạch vốn để tổ chức triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công dự án. Đồng thời, sở cũng đề nghị Sở KH&ĐT TP sớm tham mưu UBND TP giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo kiến nghị của sở.

“Hai dự án cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cần sự đồng lòng của người dân địa phương, đặc biệt là trong công tác GPMB. Nếu mọi chuyện thuận lợi thì dự án sẽ được khởi công và hoàn thành đúng tiến độ” - đại diện Sở GTVT cho hay.

Theo Sở GTVT, riêng cầu Cần Giờ dự kiến đầu năm 2022 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư và được hoàn thành vào năm 2026. Khi cây cầu Cần Giờ hoàn thành sẽ kết nối khu vực trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ, từ đó giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch khu vực này phát triển.

Còn cầu Thủ Thiêm 4, Sở GTVT cho rằng dự án là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ riêng khu đô thị mới Thủ Thiêm và còn cả khu Nam Sài Gòn. Dự án còn kỳ vọng giảm tải được lượng lớn xe từ quận 4 sang quận 1.

UBND huyện Cần Giờ cũng cho biết cầu Cần Giờ được triển khai sớm thì giúp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện sẽ nhanh hơn và bền vững hơn. Về lâu dài, xây cầu Cần Giờ là điều tất yếu nhằm đảm bảo lưu thông, giao thông thuận tiện. Qua đó, góp phần rút ngắn thời gian từ trung tâm TP.HCM về huyện Cần Giờ chỉ còn khoảng 1 tiếng đồng hồ.•

Khu vực nội thành TP.HCM rất cần các cây cầu nối

TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, đánh giá cao cũng như nhu cầu cấp thiết của ba cây cầu Thủ Thiêm 4, Bình Quới và Bình Quới - Rạch Chiếc.

Theo ông Kim Cương, cầu Thủ Thiêm 4 nối liền với đường vành đai nên rất cần thiết trong việc giải phóng giao thông từ quận 4 và quận 7 vào trung tâm. Còn hai cầu Bình Quới và Bình Quới - Rạch Chiếc lại góp phần phục vụ phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa.

TS Kim Cương đặt vấn đề hiện nay khu vực nội thành TP rất cần các cây cầu nối để giải tỏa ùn tắc như quận 4 nối qua quận 1, quận 8 nối qua quận 5, quận 12 nối qua quận Gò Vấp. Đặc biệt, việc giải phóng giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất… cũng nên là ưu tiên số một.

“TP cần tính toán xây nhiều cầu từ trung tâm ra ngoại thành vì chi phí không quá nhiều nhưng hiệu quả rất lớn. Việc làm cầu thì phục vụ giao thông chứ không phải chỗ nào GPMB rẻ thì mình làm. Nếu có nhu cầu thực sự thì khó mấy cũng phải làm và đều sẽ có phương án làm. Ví dụ, nếu làm cầu Bình Quới thì nên tính giá đất của khu vực bao nhiêu, sau đó tính chênh lệch giá đất Nhà nước thu vào được để làm kinh phí xây cầu…” - TS Cương góp ý.

LINH PHƯƠNG - PLO.VN

 

Tin liên quan
Giải pháp, công nghệ thi công xây dựng trụ điện gió trên biển

Giải pháp, công nghệ thi công xây dựng trụ điện gió trên biển

27.12.2021Lượt xem: 8255

Đó là chủ đề của Tọa đàm trực tuyến do Tạp chí Xây dựng - Tạp chí khoa học chuyên ngành của Bộ Xây dựng phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng Sao Mai tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
Chi tiết hồ sơ, thủ tục thông báo khởi công xây dựng

Chi tiết hồ sơ, thủ tục thông báo khởi công xây dựng

27.12.2021Lượt xem: 4658

Sau khi đã có Giấy phép xây dựng chính thức, khi muốn tiến hành khởi công xây nhà, chủ đầu tư cần chuẩn bị một số giấy tờ cho nhà thầu để tiến hành thông báo khởi công xây dựng.
Xem thêm
17 năm chật vật xây dựng hơn 1.000 km cao tốc

17 năm chật vật xây dựng hơn 1.000 km cao tốc

25.12.2021Lượt xem: 4606

Theo quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam có 22 tuyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 5.870 km, nhưng hiện mới có 1.160 km, đạt xấp xỉ 20%.
Xem thêm
Công nghệ VR 360 gây ấn tượng mạnh tại Vietbuild Home 2021

Công nghệ VR 360 gây ấn tượng mạnh tại Vietbuild Home 2021

18.12.2021Lượt xem: 8386

Trong khuôn khổ của Triển lãm Vietbuild 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các sản phẩm của SEAP Virtual đã gây ấn tượng mạnh với nhiều nhà đầu tư, đội ngũ kiến trúc sư, tư vấn thiết kế cũng như những người tham quan.
Xem thêm
Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành

Ngắm siêu cống lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành

23.12.2021Lượt xem: 4685

“Siêu cống” Cái Lớn - Cái Bé vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép vận hành không chỉ phục vụ kiểm soát mặn mà còn là điểm nhấn kiến trúc ở miền Tây.
Xem thêm
Parametric Façade – công nghệ của tương lai

Parametric Façade – công nghệ của tương lai

11.12.2021Lượt xem: 9632

Mặt dựng tham số (parametric façade) là một trong những xu hướng nổi bật trong lĩnh vực xây dựng, cộng hưởng công nghệ thông minh với kỹ thuật và nghệ thuật.
Xem thêm
Mạnh tay với dự án bỏ hoang

Mạnh tay với dự án bỏ hoang

27.04.2022Lượt xem: 6604

Đô thị hóa tạo tiền đề cho đô thị phát triển hiện đại. Nhưng mặt trái để lại không ít bức xúc bởi hiện trạng thiếu nhà, thừa đất, dự án bỏ hoang.
Xem thêm
Nguy hiểm khi đăng ký “xếp gạch” dự án điện gió ngoài khơi

Nguy hiểm khi đăng ký “xếp gạch” dự án điện gió ngoài khơi

23.12.2021Lượt xem: 5436

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đang được Bộ Công thương cập nhật dự kiến dành 5.000 MW công suất đầu tư mới cho điện gió ngoài khơi tới năm 2030.
Xem thêm
Hàn Quốc xây thành phố nổi chống siêu bão

Hàn Quốc xây thành phố nổi chống siêu bão

01.12.2021Lượt xem: 8714

Nhằm đối phó với mực nước biển dâng, Busan sẽ xây thành phố gồm các bệ nổi lục giác với khả năng tự sản xuất thực phẩm và năng lượng.
Xem thêm
Quy hoạch “bền vững” – nền tảng nâng tầm đô thị Việt trong khu vực

Quy hoạch “bền vững” – nền tảng nâng tầm đô thị Việt trong khu vực

26.04.2022Lượt xem: 6378

Thước đo của quy hoạch đô thị hiện đại, bền vững là lấy con người làm trung tâm, đảm bảo chất lượng đời sống của cư dân trong khu đô thị và chất lượng môi trường, tự nhiên xung quanh.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 44   |   Ngày: 160   |   Tháng: 38569   |   Tổng truy cập: 3123330
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM