Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Học viện AMC tiếp tục Tập huấn nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm trật tự xây dựng cho hơn 100 học viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Sau khi tổ chức thành công khóa Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bản Tỉnh Quảng Nam thành công, ngày 25/7/2023, tại Quảng Nam, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng Quảng Nam tổ chức khóa ”Tập huấn nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm trật tự xây dựng cho cán bộ làm công tác xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tới tham dự khai giảng khóa học có ông Nguyễn Văn Hiếu – Chánh Văn phòngcùng hơn 100 học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực xây dựng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, Quản lý đô thị ở Thành phố, huyện, thị xã và thị trấn thuộc 09 huyện vùng Đông của tỉnh Quảng Nam.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Chánh Văn phòng Sở Xây dựng Quảng Nam phát biểu tại khóa học.

Phát biểu khai giảng khóa tập huấn, ông Nguyễn Văn Hiếu – Chánh Văn Phòng Sở Xây dựng nhấn mạnh vai trò của quản lý trật tự xây dựng là quá trình quản lý và kiểm soát hoạt động xây dựng trong một khu vực nhất định, bao gồm các hoạt động từ việc đăng ký xây dựng, cấp phép xây dựng, đến thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình. Mục đích của quản lý trật tự xây dựng là đảm bảo tính an toàn, đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực đó.

Nhận thấy công tác Quản lý trật tự xây dựng là quá trình kiểm soát và quản lý hoạt động xây dựng. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 56 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý trật tự xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã sẽ có các nhiệm vụ sau: Trách nhiệm chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện là quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, được ủy quyền bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm thực hiện việc theo dõi, kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn; phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện vi phạm trật tự xây dựng; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vai trò của các Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng là rất quan trọng. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn, chất lượng và tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Chính vì những lý do trên, Sở Xây dựng đã phối hợp với Học viện tổ chức các khóa đào tạo liên quan đến nội dung này. Do vậy, để khóa học đạt hiệu quả cao, hướng đến việc cán bộ sau khi tham gia khóa tập huấn có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt công việc của mình, ông Hiếu đề nghị các đồng chí học viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ buổi tập huấn để tiếp thu đầy đủ các kiến thức mà giảng viên đã truyền đạt để vận dụng giải quyết hiệu quả nhiệm vụ được giao tại địa phương, đơn vị. Mạnh dạn trao đổi, thảo luận những vướng mắc, hạn chế, bất cập trong hoạt động thực tiễn trên địa bàn để cùng giảng viên làm sáng tỏ, đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sai sót, tránh khiếu kiện trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Toàn cảnh khóa Tập huấn nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Khóa học được diễn ra từ ngày từ (25/7/2023 - 26/7/2023) và từ (31/7/2023 - 02/8/2023) với các nôi dung cơ bản sau:

- Công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng: Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định cho tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

- Luật số 67/2020/HQ14 ngày 13/ 11/ 2020:  Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định 118/2021NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/2/2020: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành;

- Nhận diện các hành vi vi phạm trật tự xây dựng

- Kinh nghiệm giải quyết và áp dụng các văn bản pháp luật để xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

- Lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng và ban hành Quyết định xử phạt

- Giải quyết khiếu nại tố cáo về xây dựng trên địa bàn xã, phường, thị trấn

- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng

Điểm nổi bật của lớp học về công tác quản lí trật tự xây dựng; kỹ năng nhận diện các hành vi vi phạm; thẩm quyền xử lý và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Quy trình thực hiện cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng; kỹ năng tiếp nhận thông tin vụ việc và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến trật tự xây dựng.

Kết thúc khóa tập huấn, các học viên được cấp chứng nhận hoàn thành đối với những học viên đủ điều kiện tham gia, đáp ứng yêu cầu bắt buộc của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần nâng cao kiến thức chuyên ngành theo vị trí việc làm hàng năm./.

PVMN

Tin liên quan
Tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật ngành Xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh

Tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật ngành Xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh

09.11.2021Lượt xem: 908

Tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật ngành Xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh theo hình thức học online
Xem thêm
HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP LIÊN TỤC, ÔN THI VÀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP LIÊN TỤC, ÔN THI VÀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

21.10.2021Lượt xem: 516

HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP LIÊN TỤC, ÔN THI VÀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC
Xem thêm
AMC phối hợp với PC Kiên Giang tổ chức 04 khóa Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ

AMC phối hợp với PC Kiên Giang tổ chức 04 khóa Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ

09.09.2021Lượt xem: 469

Ngày 07/9/2021, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC/Học viện) tiếp tục phối hợp với PC Kiên Giang tổ chức khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng cho gần 40 cán bộ công ty bằng hình thức học online.
Xem thêm
Cán bộ PC Kiên Giang tham gia lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

Cán bộ PC Kiên Giang tham gia lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

02.09.2021Lượt xem: 480

Ngày 31/8/2021, PC Kiên Giang đã phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tổ chức lớp ”Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình” cho gần 50 cán bộ công ty bằng hình thức học online.
Xem thêm
AMC Bồi dưỡng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho cán bộ PC Kiên Giang.

AMC Bồi dưỡng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho cán bộ PC Kiên Giang.

02.09.2021Lượt xem: 720

Ngày 26/8/2021, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) - Bộ Xây dựng phối hợp công ty Điện lực Kiên Giang (PC Kiên Giang) tổ chức khóa ”Bồi dưỡng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” cho hơn 40 cán bộ đang làm việc tại công ty bằng hình thức học online.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 24   |   Ngày: 160   |   Tháng: 27519   |   Tổng truy cập: 3183889
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM