Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
‘Giấc mơ 6G’ sẽ thế nào nếu thành hiện thực?

Suy nghĩ về ‘người kế nhiệm’ của 5G từ bây giờ có vẻ hơi sớm, nhưng với chu kỳ thay thế mạng không dây 10 năm lại diễn ra một lần, 6G có thể ra mắt sớm nhất vào năm 2030.

 

6G hiện tại có vẻ là một giấc mơ xa vời, nhưng cũng giống như 5G, việc nó trở thành hiện thực chỉ còn là vấn đề thời gian. Không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho tương lai, chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về 6G để lập ra những kế hoạch cụ thể.

 

Thế giới đổi mới thế nào với 6G?

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu truyền thông Vivo (VCRI), 6G có thể nhanh hơn 5 lần, độ trễ ít hơn 10 lần và đáng tin cậy hơn 100 lần so với 5G. Nếu 5G kết nối máy móc và số hóa trên quy mô lớn trở nên khả thi, 6G có thể tiến thêm một bước nữa, đạt được sự tích hợp liền mạch giữa thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số.

 

‘Giấc mơ 6G’ sẽ thế nào nếu thành hiện thực?

 

VCRI cho biết 6G sẽ chứng kiến những cải tiến vượt trội như tích hợp nhiều công nghệ truy cập vô tuyến, bao phủ không gian vật lý rộng hơn. Tốc độ, độ ổn định và công suất thông lượng (lượng dữ liệu thực tế truyền qua mạng trong một khoảng thời gian xác định) cũng sẽ được được nâng cao đáng kể, hỗ trợ khả năng tính toán tinh vi hơn. Điều này mở rộng cơ hội cho những tiến bộ trong các công nghệ như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế mở rộng (XR), giúp làm mờ ranh giới giữa thế giới thực và ảo bằng cách cho phép tương tác với cả hai cùng một lúc.

Ngoài ra, thay vì sử dụng các thiết bị riêng lẻ cho các chức năng cụ thể, sẽ có rất nhiều thiết bị đầu cuối tiên tiến được tích hợp vào mọi thứ, từ các mô-đun trong robot và xe cộ đến các thiết bị siêu nhỏ trên người, thậm chí cả côn trùng.

Về cơ bản, các thiết bị đầu cuối này sẽ liên tục thu thập dữ liệu về thế giới thực và sử dụng nó để tái tạo một thế giới ảo. Các “bộ não kỹ thuật số” sẽ phân tích, dự đoán và sẽ đưa ra các kết quả. Mọi thông tin sẽ được số hóa và lưu trữ, dù là về con người hay động vật. Các thiết bị đầu cuối sẽ kết nối nhiều dịch vụ, sau đó chúng sẽ có thể đưa thông tin đã phân tích trở lại thế giới thực để giúp đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.

 

6G trong cuộc sống hàng ngày

Có bao giờ bạn do dự khi mua quần áo online vì không chắc nó sẽ trông như thế nào và liệu có phù hợp với mình không? Sự ra đời của 6G sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề đó.

Với 6G, các thiết bị hỗ trợ kết nối vạn vật (IoT) sẽ ngày càng phổ biến với kích thước nhỏ gọn có thể gắn vào quần áo, giày dép, mũ và phụ kiện. Khi được kết hợp với công nghệ hình ảnh ba chiều, AI và XR, khách hàng có thể trải nghiệm thử đồ thực với trang phục ảo và cảm nhận kết cấu quần áo bằng các thiết bị xúc giác tạo ra cảm giác vật lý.

Trong lĩnh vực y tế sức khỏe, 6G sẽ cho phép theo dõi thời gian thực các dấu ấn sinh học và dữ liệu sức khỏe cá nhân. Dịch vụ sức khỏe sẽ chuyển sang mô hình chăm sóc cá nhân hóa thay vì đại chúng như trước đây. Các cảm biến đặt bên trong hoặc ngoài cơ thể có thể ghi lại dữ liệu vật lý cụ thể giúp điều chỉnh chế độ ăn uống linh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nhờ sức mạnh của 6G, việc cá nhân hóa trong điều trị từ xa sẽ trở nên nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn, đồng thời mọi người cũng có thể chủ động trong việc quản lý sức khỏe tinh thần và thể chất của mình.

Tương tự, lĩnh vực giáo dục cũng sẽ được hưởng lợi từ 6G bằng cách có thể sử dụng các đánh giá thời gian thực về khả năng học tập và sở thích của trẻ để điều chỉnh phương pháp giảng dạy và kế hoạch bài học cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng sẽ có nhiều loại phương tiện học tập hơn, đặc biệt là với AR, AI và công nghệ ảnh ba chiều mới sẽ mang lại sự linh hoạt, gắn kết và hiệu quả hơn trong học tập, đồng thời góp phần giải quyết những bất cập trong việc học từ xa.

 

Thách thức và tầm nhìn

Theo dự đoán của VCRI, để đạt được kết quả tối ưu trong việc “số hóa” bộ não con người, cần các yêu cầu về tốc độ truyền thông, điện toán, lưu trữ và độ tin cậy cực cao.

Ngoài ra, cũng phải giải quyết các vấn đề cơ bản về chi phí, phạm vi phủ sóng và tiêu thụ điện năng. Cụ thể, làm cách nào để quản lý chi phí lắp đặt các thiết bị đầu cuối để đạt được tốc độ và số lượng thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết, đảm bảo độ phủ sóng đạt tiêu chuẩn và giữ cho mức tiêu thụ điện năng bền vững về lâu dài. Chúng ta cần sự đột phá trong nhiều công nghệ và kỹ thuật, chẳng hạn như pin, cảm biến và giao diện.

Ngoài ra là những vấn đề về quyền riêng tư. Bên cạnh những tiến bộ về công nghệ, một thế giới được dẫn dắt bởi dữ liệu đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Nhưng nếu tất cả mọi người đều được số hóa, chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng và khai thác dữ diệu cá nhân. Luật pháp thường chậm bắt kịp với công nghệ, sẽ là sai lầm nếu không xem xét vấn đề quyền riêng tư trước khi quá trình đổi mới diễn ra.

Theo Vietnamnet.vn

 

Tin liên quan
Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại tỉnh Bình Dương

Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại tỉnh Bình Dương

12.04.2021Lượt xem: 6209

Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại tỉnh Bình Dương
Xem thêm
Sửa quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng

Sửa quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng

03.04.2021Lượt xem: 5306

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, trong đó sửa đổi quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng.
Xem thêm
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12.2021

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12.2021

30.11.2021Lượt xem: 3035

Bắt đầu từ tháng 12.2021, một số chính sách mới sẽ bắt đầu có hiệu lực như: Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước; Công chức, viên chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học;…
Xem thêm
Rút ngắn thời gian làm thủ tục xây dựng nhà ở xã hội xuống còn 3 tháng

Rút ngắn thời gian làm thủ tục xây dựng nhà ở xã hội xuống còn 3 tháng

25.10.2021Lượt xem: 3217

Trước đây quy trình để chủ đầu tư được chấp thuận đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội không dưới 1 năm, bây giờ làm dưới 3 tháng" - ​​ông Lê Hoà Bình Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin.
Xem thêm
Thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM và Nhiệm vụ QH chung thành phố Thủ Đức

Thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM và Nhiệm vụ QH chung thành phố Thủ Đức

19.07.2021Lượt xem: 5875

Thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh và Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Thủ Đức
Xem thêm
Hướng dẫn viết đơn xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Hướng dẫn viết đơn xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

14.07.2021Lượt xem: 12889

Hướng dẫn viết đơn xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Xem thêm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

12.07.2021Lượt xem: 13729

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng.
Xem thêm
Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng và hạ tầng kỹ thuật tại Vĩnh Long

Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng và hạ tầng kỹ thuật tại Vĩnh Long

04.04.2021Lượt xem: 4275

Ngày 30/3/2021, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) phối hợp Sở Xây dựng Vĩnh Long tổ chức khai giảng khóa ’’Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật” tại Vĩnh Long
Xem thêm
Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

28.03.2021Lượt xem: 7027

Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng Ngày 03/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Xem thêm
Nghiệm thu các Nhiệm vụ Khoa học công nghệ do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện

Nghiệm thu các Nhiệm vụ Khoa học công nghệ do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện

18.11.2020Lượt xem: 2896

Ngày 16/11/2020, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Bộ Xây dựng đã họp đánh giá, nghiệm thu hai Nhiệm vụ Khoa học công nghệ do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện, gồm “Nghiên cứu xây dựng Quy trình Kiểm định kỹ thuật an toàn cho hệ giàn giáo, cốp pha, thanh, cột chống tổ hợp sử dụng trong xây dựng”, “Nghiên cứu xây dựng Quy trình Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy ép cọc thủy lực sử dụng trong thi công xây dựng”.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 50   |   Ngày: 160   |   Tháng: 22323   |   Tổng truy cập: 3174161
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM