Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Gần 90.000 tỷ làm đường sắt kết nối cảng cửa ngõ

Hạn chế lớn nhất của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là hàng hóa chủ yếu lưu thông bằng đường bộ với con đường độc đạo là Tân Vũ - Lạch Huyện

Các dự án đường sắt kết nối đến cảng cửa ngõ Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải (CM-TV) được đề xuất trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài với số vốn gần 90.000 tỷ đồng.

 

Các cảng biển cửa ngõ quốc tế của Việt Nam chưa có được hiệu suất khai thác tốt nhất do “khoảng trắng” đường sắt vẫn đang hiện hữu

Thiếu đường sắt, cảng biển giảm sức hút

Dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng sản lượng hàng hóa thông qua hai bến khởi động trong 10 tháng của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) vẫn đạt gần 570.000 TEU, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước đó, với việc tiếp nhận hơn 650.000 TEU hàng container thông qua, bến số 1, 2 cảng Lạch Huyện kết thúc năm 2020 với mức tăng tưởng tới hơn 50%.

Dù hàng hóa tăng mạnh, song theo ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, hạn chế lớn nhất của Lạch Huyện hiện nay là hàng hóa chủ yếu lưu thông bằng đường bộ với con đường độc đạo là Tân Vũ - Lạch Huyện.

“Tỷ lệ hàng hóa kết nối bằng đường thủy nội địa dù tăng dần qua các năm, song còn khiêm tốn với 0,13% trong năm 2018, năm 2019 đạt 1,37%, năm 2020 đạt 2,01% và 10 tháng đầu năm 2021 đạt 4,3%”, ông Vũ nói và cho rằng, thực tế đó đòi hỏi tuyến đường sắt kết nối cảng Lạch Huyện cần sớm được nghiên cứu triển khai.

Tương tự Lạch Huyện, cụm cảng CM-TV cũng gặp không ít khó khăn về hạ tầng kết nối khi đường bộ đến cảng chỉ có đường độc đạo là QL51 thường xuyên tắc nghẽn. 85% hàng hóa từ CM-TV phải lưu thông bằng đường thủy.

Đại diện một DN cảng tại Cái Mép cho biết, theo tính toán, nếu vận chuyển bằng đường bộ, chỉ cần một tàu mẹ hơn 15.000 TEU cập cảng cũng đủ làm QL51 tê liệt.

Trong khi đó, việc đưa/rút hàng bằng đường thủy khiến các bến cảng container tại Cái Mép không khai thác được tối đa công suất do phải mất diện tích phục vụ cho giao nhận sà lan.

“Nếu không có tuyến đường sắt kết nối CM-TV để san sẻ áp lực với đường bộ, hiệu suất khai thác bến bị ảnh hưởng khiến tàu phải chờ lâu, CM-TV sẽ dần mất đi sức hấp dẫn với hãng tàu lớn”, vị này nhận định.

Quy mô dự án “khủng” thế nào?

Ông Dương Hồng Anh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, đơn vị này vừa trình Bộ GTVT văn bản đề xuất danh mục các dự án mới kêu gọi đầu tư nước ngoài lĩnh vực đường sắt;

Trong đó, có đề cập đến dự án đầu tư đường sắt vào cảng Lạch Huyện và dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối cảng CM-TV.

Dự án đầu tư đường sắt vào cảng Lạch Huyện đang ở bước lập dự án để thay thế tuyến đường sắt đến cảng Hải Phòng do hạn chế khai thác bởi ảnh hưởng giao thông đô thị.

Dự án có điểm đầu là ga Dụ Nghĩa trên khu gian Dụ Nghĩa - Vật Cách, tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng, điểm cuối là ga Tiền Cảng (ga phân loại) với hướng tuyến cải tạo ga Dụ Nghĩa (ga nối ray) và mở mới ga Nam Hải Phòng (ga lập tàu).

Từ ga Dụ Nghĩa tuyến đường vượt qua sông Lạch Tray theo hướng xuống phía Nam TP Hải Phòng tới ga Nam Hải Phòng (khu vực xã Minh Tân), tới bán đảo Đình Vũ, qua cầu Tân Vũ đến ga Đình Vũ.

Từ ga Đình Vũ, tuyến song song với đường bộ qua cửa Nam Triệu đến ga phân loại. Từ ga phân loại, tuyến rẽ phải chạy dọc cầu tàu để cập bến trong cảng Lạch Huyện.

Dự án sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 32,6 nghìn tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn dự kiến 25 năm và thời gian hoàn trả vốn vay là 30 năm.

Với dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hiện đã được lập dự án đầu tư và được Bộ GTVT chấp thuận kết quả nghiên cứu và được cập nhật nghiên cứu khả thi hoàn thành năm 2019 do Koica tài trợ.

Tuyến đường sắt này có chiều dài 84km, khổ 1.435mm, đi song song QL51, đi qua khu vực cảng CM-TV và cảng Bến Đình - Sao Mai.

Cũng theo ông Hồng Anh, vốn đầu tư dự án dự kiến khoảng 56,8 nghìn tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn là 19 năm, thời gian hoàn trả vốn vay là 30 năm.

Với các dự án nêu trên, Cục Đường sắt VN đã đề xuất kêu gọi đầu tư nước ngoài theo hình thức tài trợ vốn, hợp tác hoặc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật;

Liên doanh, góp vốn mua cổ phần hoặc cung cấp thị trường. Riêng dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đã được đưa vào danh mục Bộ GTVT kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.

Cơ chế nào đảm bảo tính khả thi?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Khánh Tùng, Phó trưởng Ban Quản lý dự án đường sắt nhận định, để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, việc phê duyệt chủ trương đầu tư là điều cần thiết.

Với các dự án đường sắt đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), nhất là dự án xây dựng tuyến mới, việc kêu gọi đầu tư cả dự án sẽ rất khó vì số tiền bỏ ra lớn nhưng lại khó thu hồi.

“Cần xác định rõ hạng mục nhà đầu tư có thể tham gia. Ví dụ, Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt chính, tư nhân đầu tư đầu máy - toa xe hoặc đầu tư kho, bãi. Phương án tài chính phải rõ ràng để triển khai đồng bộ thì dự án mới khả thi”, ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, pháp luật hiện hành đang quy định Nhà nước chỉ đầu tư đường sắt chính tuyến phía ngoài cảng, còn đường sắt trong cảng phải do DN đầu tư.

Điều này sẽ nảy sinh bất cập khi các DN cảng không đầu tư hoặc có nhu cầu nhưng thời gian đầu tư chưa xác định cụ thể. Khi đó, đường sắt chính tuyến sẽ không phát huy được hiệu quả vì không thể kết nối tận chân hàng.

Theo ông Trần Khánh Hoàng, Phó chủ tịch Hiệp hội Cảng biển VN, các dự án đầu tư của phương thức này sẽ khó thực hiện được dưới hình thức PPP, đặc biệt là ở khu vực CM-TV. Dự án đường sắt kết nối CM-TV sẽ có tính khả thi cao hơn khi được đầu tư bằng vốn ngân sách.

“Dự án khả thi nhất trong phát triển đường sắt kết nối cảng biển hiện tại là dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam, cơ quan chức năng cần tìm hiểu xác định những vị trí có thể hình thành được trung tâm hàng hóa lớn (khu kinh tế, cụm công nghiệp) và “xẻ nhánh” kết nối để gom hàng theo chủ trương Nhà nước đầu tư tuyến nhánh, DN tư nhân tham gia xây dựng trung tâm logistics. Bản thân cảng biển khi ấy cũng sẽ là một trung tâm hàng hóa”, ông Hoàng nói.

Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT cho rằng, các tuyến đường sắt ngắn kết nối cảng biển thường có tổng mức đầu tư ít, có thể huy động được nguồn lực của các DN. Dự án nào cấp thiết, cần Nhà nước đầu tư thì bỏ vốn ngân sách của T.Ư hoặc địa phương.

Thanh Thúy - Nam Khánh/Báo Giao thông

 

Tin liên quan
Khẩn trương xây dựng các tiêu chí đô thị thông minh

Khẩn trương xây dựng các tiêu chí đô thị thông minh

11.11.2021Lượt xem: 4208

Đây là một nội dung được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đề cập tại hội thảo “Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Xem thêm
Gạch lưu trữ nhiệt năng

Gạch lưu trữ nhiệt năng

06.11.2021Lượt xem: 3274

Gạch MGA được làm từ nhôm và than chì, có độ bền ước tính 30 năm và chứa nhiệt năng khoảng 1 kWh mỗi viên.
Xem thêm
Tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc

Tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc

24.03.2022Lượt xem: 2597

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị ký Quyết định số 69/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc.
Xem thêm
Bộ Xây dựng và Tổng Công ty LH (Hàn Quốc) ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nhà ở, phát triển đô thị

Bộ Xây dựng và Tổng Công ty LH (Hàn Quốc) ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nhà ở, phát triển đô thị

04.12.2021Lượt xem: 3549

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam và Tổng Công ty Đất đai và nhà ở Hàn Quốc (Tổng Công ty LH) đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở tiết kiệm năng lượng, phát triển và quản lý đô thị thông minh, đô thị xanh và tái thiết đô thị.
Xem thêm
Đập thủy điện được xây như thế nào

Đập thủy điện được xây như thế nào

06.11.2021Lượt xem: 2883

Để xây đập bắc qua sông lớn, công nhân phải chuyển dòng nước và thi công theo từng đoạn, thay thế những chỗ đất mềm và lấp các vết nứt có thể làm yếu công trình.
Xem thêm
Gần 36 tỷ đồng để lập đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức

Gần 36 tỷ đồng để lập đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức

22.03.2022Lượt xem: 3232

UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040 với quy mô khoảng hơn 21.000ha.
Xem thêm
Ninh Thuận: “Vượt khó” trong đại dịch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Ninh Thuận: “Vượt khó” trong đại dịch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

02.12.2021Lượt xem: 3635

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhưng tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời cho nhà đầu tư triển khai dự án, như thủ tục đầu tư, đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng
Xem thêm
Cần sớm triển khai hệ thống đo lường và thẩm định hiệu quả năng lượng của công trình xây dựng tại Việt Nam

Cần sớm triển khai hệ thống đo lường và thẩm định hiệu quả năng lượng của công trình xây dựng tại Việt Nam

02.11.2021Lượt xem: 2262

Theo các chuyên gia, sử dụng năng lượng trong công trình xây dựng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (GHG) chủ yếu tại các thành phố, chính vì vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu chính là các công trình xây dựng.
Xem thêm
Phát triển đô thị thông minh: Cần lượng hoá được các tiêu chí để thông minh hoá đô thị

Phát triển đô thị thông minh: Cần lượng hoá được các tiêu chí để thông minh hoá đô thị

19.03.2022Lượt xem: 3764

Tác động của dịch Covid-19 đã cho thấy sự cần thiết của việc phải xây dựng đô thị thông minh. Đó là một đô thị bền vững, linh hoạt, thích ứng với mọi biến động từ môi trường, xã hội.
Xem thêm
Bộ GTVT dự kiến khởi công mới 67 dự án trong giai đoạn 2021-2025

Bộ GTVT dự kiến khởi công mới 67 dự án trong giai đoạn 2021-2025

30.11.2021Lượt xem: 4404

Hàng loạt các dự án giao thông được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội liên vùng.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 227   |   Ngày: 160   |   Tháng: 10955   |   Tổng truy cập: 3152782
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM