Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Cuộc đua giành suất chỉ định thầu tại dự án cao tốc Bắc - Nam

Rút ngắn tiến độ nhưng vẫn lựa chọn được nhà thầu uy tín, chất lượng là mục tiêu của Chính phủ khi áp dụng cơ chế chỉ định thầu tại 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Thời gian không còn nhiều khi Chính phủ đã đặt mục tiêu hoàn tất chỉ định thầu xây lắp và khởi công 12 dự án vào cuối năm 2022, hoàn thành thi công trong năm 2025.

 

Trước sứ mệnh nối liền mạch đường bộ cao tốc từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Chính phủ phải lựa chọn được các đơn vị thi công uy tín, chất lượng, không được lặp lại sai lầm như tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

 

Về phía các nhà thầu xây lắp, họ không chỉ kỳ vọng được tham gia dự án mà còn mong muốn được tạo thuận lợi khi triển khai thi công; tránh những khó khăn như chậm giải phóng mặt bằng, thiếu nguyên vật liệu từng xảy ra tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020.

 

Nhà thầu mong muốn chủ đầu tư công khai tiêu chí

Trao đổi với Zing, ông Hồ Đình Chung, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, cho biết doanh nghiệp đã xác định sẽ tham gia thực hiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Tuy không còn cơ hội làm nhà đầu tư BOT, Đèo Cả vẫn sẵn sàng nhận vai trò thi công, xây lắp.

 

"Với kinh nghiệm đã quản lý và thi công nhiều dự án lớn, khó... chúng tôi sẵn sàng nhận vai trò làm tổng thầu thi công, xây lắp, tại những dự án này", ông Chung khẳng định.

 

Tập đoàn Đèo Cả vừa hoàn thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (thuộc trục cao tốc Bắc - Nam) với vai trò là nhà đầu tư BOT. Ảnh: Phạm Ngôn.

 

Theo lãnh đạo Đèo Cả, hình thức chỉ định thầu là cách lựa chọn nhà thầu nhằm rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ dự án. Bên mời thầu vẫn sẽ đưa ra đầy đủ các tiêu chí về hồ sơ năng lực kỹ thuật, tài chính, nhân lực, kinh nghiệm để đánh giá, lựa chọn.

 

"Để cuộc chơi minh bạch, tránh cơ chế xin - cho, chủ đầu tư cần công khai bộ tiêu chí lựa chọn nhà thầu, có cơ chế giám sát nhà thầu. Cũng cần tính đến khả năng các bộ tiêu chí đưa ra nhưng không sát thực tế, không hấp dẫn khiến các doanh nghiệp không tham gia", Tổng giám đốc Đèo Cả góp ý.

 

Đặc biệt, chủ đầu tư cần nhìn lại các bài học về việc lựa chọn các nhà thầu yếu kém năng lực kinh nghiệm, tài chính, rơi vào vòng lao lý. Cần ưu tiên nhà thầu có năng lực, đã được chứng minh khi hoàn thành dự án hạ tầng giao thông thời gian qua.

 

"Ngoài ra, chúng tôi muốn có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Nếu làm tốt thì cần khuyến khích nhà thầu bằng hình thức giao việc", ông Chung đề xuất.

 

Rút kinh nghiệm giai đoạn 2017-2020

Từng điều hành doanh nghiệp tham gia vào 3 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 là Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt và Phan Thiết - Dầu Giây, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc tập đoàn Cienco 4, thấm thía những bất cập khi triển khai dự án trên thực địa.

Dự án Phan Thiết - Dầu Giây được đầu tư công nhưng bị chậm tiến độ hơn 3 tháng do thiếu mỏ vật liệu. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng của địa phương vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến nguy cơ kéo dài thời gian thi công.

 

Nhà thầu kỳ vọng vấn đề khan hiếm, đẩy giá nguyên vật liệu thi công sẽ được giải quyết khi triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Phạm Ngôn.

 

Tại 2 dự án Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt, do hình thức đầu tư là đối tác công tư PPP, nhà thầu lẫn đơn vị liên quan đều phải chờ đợi mỏi mòn để dự án tìm được nhà đầu tư và nhà đầu tư tìm được ngân hàng tài trợ vốn tín dụng.

 

Bước sang giai đoạn 2 (2021-2025), toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều được đầu tư bằng vốn ngân sách. Ông Thọ đánh giá đây là điều đáng phấn khởi nhất. Nhà thầu sẽ không phải lo ngại những rủi ro chậm trễ mà dự án PPP mang lại. Đầu tư công cũng được coi là phương án nhanh nhất để phục hồi kinh tế.

 

Tuy nhiên, những lo ngại về thiếu nguồn nguyên vật liệu và chậm giải phóng mặt bằng vẫn còn đó. Lãnh đạo Cienco 4 kỳ vọng khi triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, các địa phương phải đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng sạch, đồng thời tạo điều kiện cho nhà thầu trực tiếp khai thác mỏ vật liệu thay vì để chủ mỏ nắm rồi thổi giá lên cao.

 

Một lo lắng nữa của nhà thầu là vấn đề chất lượng của bản thiết kế dự án. Theo cơ chế sắp tới, Bộ GTVT sẽ chỉ định nhà thầu tư vấn, lập thiết kế dự án. Bản thiết kế sau đó là cơ sở để nhà thầu triển khai thi công.

 

"Đơn vị tư vấn, thiết kế được chỉ định phải đảm bảo năng lực, tạo ra bản thiết kế chuẩn xác, tránh tình trạng nhà thầu vào triển khai vấp phải những vướng mắc, thay đổi trong thiết kế", ông Thọ chia sẻ.

 

Với những vướng mắc mang tính liên ngành, vượt quá thẩm quyền của ban quản lý dự án và Bộ GTVT, đại diện nhà thầu kỳ vọng sự hỗ trợ khẩn trương từ bộ, ngành.

 

"Trước đây có những vướng mắc trình lên đến Chính phủ rồi, phó thủ tướng chỉ đạo rồi nhưng để nhà thầu xách máy ra hiện trường thi công được thì mất rất nhiều thời gian", lãnh đạo Cienco 4 chia sẻ.

Tính cạnh tranh vẫn cao

“Chỉ định thầu thì vẫn có cạnh tranh, người thắng kẻ thua. Nếu không muốn làm kẻ thua thì anh phải chuẩn bị”, ông Phí Ngọc Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty LICOGI, chia sẻ với Zing khi được hỏi về kế hoạch tham gia thi công dự án cao tốc Bắc - Nam thời gian tới.

 

Lãnh đạo LICOGI cho biết doanh nghiệp có sự chuẩn bị cách đây một vài năm bằng việc tham gia thi công nhiều tuyến cao tốc để lấy kinh nghiệm.

 

Hạng mục thi công mặt đường của LICOGI tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: Ngọc Tân.

 

"Nhà thầu phải từng tham gia các dự án cao tốc tương tự, có quy mô lớn, và phải có năng lực thật sự thì mới lọt được vào tầm mắt của chủ đầu tư", ông Ngọc Anh chia sẻ.

 

Khác với đấu thầu là gửi hồ sơ dự thầu, ở phương thức chỉ định thầu, nhà thầu sẽ gửi thư quan tâm tới chủ đầu tư. Trong thư quan tâm phải nêu ra năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, đồng thời phải có cam kết cụ thể để thuyết phục chủ đầu tư chỉ định mình. Phía chủ đầu tư sau khi nhận thư quan tâm của nhiều nhà thầu sẽ sàng lọc, lựa chọn mời sơ tuyển.

 

Trong cơ chế chỉ định thầu, doanh nghiệp xây lắp vẫn phải chuẩn bị thứ đầu tiên là năng lực thi công. Tiếp đến là tìm hiểu xem gói thầu có phù hợp với năng lực cốt lõi của mình hay không. Nếu phù hợp thì mới tính đến chiến thuật cạnh tranh, giảm giá để được chủ đầu tư lựa chọn.

 

Theo quy định tại Nghị quyết 18 của Chính phủ, doanh nghiệp được chỉ định thầu xây lắp phải đưa ra mức giá thấp hơn giá dự toán khoảng 5%.

 

"Mục đích của quy định này là để chọn ra nhà thầu có năng lực quản lý vận hành tốt. Doanh nghiệp càng lớn, vận hành càng chuyên nghiệp thì lợi nhuận kiếm được càng cao, từ đó mới có khả năng chiết khấu thêm cho chủ đầu tư 5% chi phí", ông Ngọc Anh phân tích.

 

Theo tìm hiểu của Zing, Đèo Cả, LICOGI, Cienco 4 và nhiều doanh nghiệp xây lắp khác đều có kế hoạch tham gia cuộc đua trở thành nhà thầu tại dự án cao tốc Bắc - Nam. Họ đang chờ đợi Chính phủ đưa ra hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự thầu cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với từng gói thầu.

Theo Zingnews.vn

 

Tin liên quan
Phát triển đô thị: Cần có quy hoạch tổng thể về giao thông đô thị

Phát triển đô thị: Cần có quy hoạch tổng thể về giao thông đô thị

02.04.2022Lượt xem: 7161

Nhiều kiến nghị của cử tri về hệ thống giao thông hiện nay chưa đáp ứng được lưu lượng phương tiện tham gia và có sự thiếu đồng bộ.
Xem thêm
Hội thảo: Phòng cháy, chữa cháy cho công trình cao tầng - Thực trạng và giải pháp

Hội thảo: Phòng cháy, chữa cháy cho công trình cao tầng - Thực trạng và giải pháp

17.12.2021Lượt xem: 4497

Sáng 17/12/2021, tại Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo “Phòng cháy, chữa cháy cho công trình cao tầng - Thực trạng và giải pháp”.
Xem thêm
Áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình

Áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình

11.11.2021Lượt xem: 5175

Chiều 9/11 tại Bộ Xây dựng đã diễn ra cuộc họp về việc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh chủ trì cuộc họp.
Xem thêm
Thúc đẩy quy hoạch phát triển đô thị trong bối cảnh mới

Thúc đẩy quy hoạch phát triển đô thị trong bối cảnh mới

01.04.2022Lượt xem: 6564

Đô thị Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của đại dịch Covid-19.
Xem thêm
Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy trúng thầu dự án 2.400 tỷ đồng có năng lực tài chính ra sao?

Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy trúng thầu dự án 2.400 tỷ đồng có năng lực tài chính ra sao?

05.12.2021Lượt xem: 4140

Liên danh Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy - Công ty Cổ phần Tasco được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú tại (TP. Thanh Hóa). Vậy “sức khỏe” tài chính của liên danh này ra sao?
Xem thêm
Choáng ngợp dự án thành phố thông minh không khí thải, dùng năng lượng sạch

Choáng ngợp dự án thành phố thông minh không khí thải, dùng năng lượng sạch

13.11.2021Lượt xem: 3938

"Thành phố thẳng" The Line được xem là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nhờ áp dụng nhiều công nghệ hiện đại.
Xem thêm
Bê tông tăng độ bền khi nuôi sinh vật biển

Bê tông tăng độ bền khi nuôi sinh vật biển

06.11.2021Lượt xem: 2760

Startup Israel phát triển loại bê tông thân thiện với môi trường, thậm chí trở nên bền chắc hơn khi sinh vật biển bám vào bề mặt.
Xem thêm
Không để tình trạng quy hoạch treo

Không để tình trạng quy hoạch treo

28.03.2022Lượt xem: 4185

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi lần này phải ngăn chặn được tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm về đất đai.
Xem thêm
TP.HCM: Hơn 54.000 tỷ đồng đầu tư các dự án giao thông năm 2022

TP.HCM: Hơn 54.000 tỷ đồng đầu tư các dự án giao thông năm 2022

10.12.2021Lượt xem: 3373

HĐND TP.HCM vừa thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2022 với tổng số vốn khoảng hơn 54.000 tỷ đồng.
Xem thêm
Khẩn trương xây dựng các tiêu chí đô thị thông minh

Khẩn trương xây dựng các tiêu chí đô thị thông minh

11.11.2021Lượt xem: 4186

Đây là một nội dung được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đề cập tại hội thảo “Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 34   |   Ngày: 99   |   Tháng: 40473   |   Tổng truy cập: 3126204
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM