Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Cuộc đua giành suất chỉ định thầu tại dự án cao tốc Bắc - Nam

Rút ngắn tiến độ nhưng vẫn lựa chọn được nhà thầu uy tín, chất lượng là mục tiêu của Chính phủ khi áp dụng cơ chế chỉ định thầu tại 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Thời gian không còn nhiều khi Chính phủ đã đặt mục tiêu hoàn tất chỉ định thầu xây lắp và khởi công 12 dự án vào cuối năm 2022, hoàn thành thi công trong năm 2025.

 

Trước sứ mệnh nối liền mạch đường bộ cao tốc từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Chính phủ phải lựa chọn được các đơn vị thi công uy tín, chất lượng, không được lặp lại sai lầm như tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

 

Về phía các nhà thầu xây lắp, họ không chỉ kỳ vọng được tham gia dự án mà còn mong muốn được tạo thuận lợi khi triển khai thi công; tránh những khó khăn như chậm giải phóng mặt bằng, thiếu nguyên vật liệu từng xảy ra tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020.

 

Nhà thầu mong muốn chủ đầu tư công khai tiêu chí

Trao đổi với Zing, ông Hồ Đình Chung, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, cho biết doanh nghiệp đã xác định sẽ tham gia thực hiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Tuy không còn cơ hội làm nhà đầu tư BOT, Đèo Cả vẫn sẵn sàng nhận vai trò thi công, xây lắp.

 

"Với kinh nghiệm đã quản lý và thi công nhiều dự án lớn, khó... chúng tôi sẵn sàng nhận vai trò làm tổng thầu thi công, xây lắp, tại những dự án này", ông Chung khẳng định.

 

Tập đoàn Đèo Cả vừa hoàn thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (thuộc trục cao tốc Bắc - Nam) với vai trò là nhà đầu tư BOT. Ảnh: Phạm Ngôn.

 

Theo lãnh đạo Đèo Cả, hình thức chỉ định thầu là cách lựa chọn nhà thầu nhằm rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ dự án. Bên mời thầu vẫn sẽ đưa ra đầy đủ các tiêu chí về hồ sơ năng lực kỹ thuật, tài chính, nhân lực, kinh nghiệm để đánh giá, lựa chọn.

 

"Để cuộc chơi minh bạch, tránh cơ chế xin - cho, chủ đầu tư cần công khai bộ tiêu chí lựa chọn nhà thầu, có cơ chế giám sát nhà thầu. Cũng cần tính đến khả năng các bộ tiêu chí đưa ra nhưng không sát thực tế, không hấp dẫn khiến các doanh nghiệp không tham gia", Tổng giám đốc Đèo Cả góp ý.

 

Đặc biệt, chủ đầu tư cần nhìn lại các bài học về việc lựa chọn các nhà thầu yếu kém năng lực kinh nghiệm, tài chính, rơi vào vòng lao lý. Cần ưu tiên nhà thầu có năng lực, đã được chứng minh khi hoàn thành dự án hạ tầng giao thông thời gian qua.

 

"Ngoài ra, chúng tôi muốn có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Nếu làm tốt thì cần khuyến khích nhà thầu bằng hình thức giao việc", ông Chung đề xuất.

 

Rút kinh nghiệm giai đoạn 2017-2020

Từng điều hành doanh nghiệp tham gia vào 3 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 là Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt và Phan Thiết - Dầu Giây, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc tập đoàn Cienco 4, thấm thía những bất cập khi triển khai dự án trên thực địa.

Dự án Phan Thiết - Dầu Giây được đầu tư công nhưng bị chậm tiến độ hơn 3 tháng do thiếu mỏ vật liệu. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng của địa phương vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến nguy cơ kéo dài thời gian thi công.

 

Nhà thầu kỳ vọng vấn đề khan hiếm, đẩy giá nguyên vật liệu thi công sẽ được giải quyết khi triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Phạm Ngôn.

 

Tại 2 dự án Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt, do hình thức đầu tư là đối tác công tư PPP, nhà thầu lẫn đơn vị liên quan đều phải chờ đợi mỏi mòn để dự án tìm được nhà đầu tư và nhà đầu tư tìm được ngân hàng tài trợ vốn tín dụng.

 

Bước sang giai đoạn 2 (2021-2025), toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều được đầu tư bằng vốn ngân sách. Ông Thọ đánh giá đây là điều đáng phấn khởi nhất. Nhà thầu sẽ không phải lo ngại những rủi ro chậm trễ mà dự án PPP mang lại. Đầu tư công cũng được coi là phương án nhanh nhất để phục hồi kinh tế.

 

Tuy nhiên, những lo ngại về thiếu nguồn nguyên vật liệu và chậm giải phóng mặt bằng vẫn còn đó. Lãnh đạo Cienco 4 kỳ vọng khi triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, các địa phương phải đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng sạch, đồng thời tạo điều kiện cho nhà thầu trực tiếp khai thác mỏ vật liệu thay vì để chủ mỏ nắm rồi thổi giá lên cao.

 

Một lo lắng nữa của nhà thầu là vấn đề chất lượng của bản thiết kế dự án. Theo cơ chế sắp tới, Bộ GTVT sẽ chỉ định nhà thầu tư vấn, lập thiết kế dự án. Bản thiết kế sau đó là cơ sở để nhà thầu triển khai thi công.

 

"Đơn vị tư vấn, thiết kế được chỉ định phải đảm bảo năng lực, tạo ra bản thiết kế chuẩn xác, tránh tình trạng nhà thầu vào triển khai vấp phải những vướng mắc, thay đổi trong thiết kế", ông Thọ chia sẻ.

 

Với những vướng mắc mang tính liên ngành, vượt quá thẩm quyền của ban quản lý dự án và Bộ GTVT, đại diện nhà thầu kỳ vọng sự hỗ trợ khẩn trương từ bộ, ngành.

 

"Trước đây có những vướng mắc trình lên đến Chính phủ rồi, phó thủ tướng chỉ đạo rồi nhưng để nhà thầu xách máy ra hiện trường thi công được thì mất rất nhiều thời gian", lãnh đạo Cienco 4 chia sẻ.

Tính cạnh tranh vẫn cao

“Chỉ định thầu thì vẫn có cạnh tranh, người thắng kẻ thua. Nếu không muốn làm kẻ thua thì anh phải chuẩn bị”, ông Phí Ngọc Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty LICOGI, chia sẻ với Zing khi được hỏi về kế hoạch tham gia thi công dự án cao tốc Bắc - Nam thời gian tới.

 

Lãnh đạo LICOGI cho biết doanh nghiệp có sự chuẩn bị cách đây một vài năm bằng việc tham gia thi công nhiều tuyến cao tốc để lấy kinh nghiệm.

 

Hạng mục thi công mặt đường của LICOGI tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: Ngọc Tân.

 

"Nhà thầu phải từng tham gia các dự án cao tốc tương tự, có quy mô lớn, và phải có năng lực thật sự thì mới lọt được vào tầm mắt của chủ đầu tư", ông Ngọc Anh chia sẻ.

 

Khác với đấu thầu là gửi hồ sơ dự thầu, ở phương thức chỉ định thầu, nhà thầu sẽ gửi thư quan tâm tới chủ đầu tư. Trong thư quan tâm phải nêu ra năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, đồng thời phải có cam kết cụ thể để thuyết phục chủ đầu tư chỉ định mình. Phía chủ đầu tư sau khi nhận thư quan tâm của nhiều nhà thầu sẽ sàng lọc, lựa chọn mời sơ tuyển.

 

Trong cơ chế chỉ định thầu, doanh nghiệp xây lắp vẫn phải chuẩn bị thứ đầu tiên là năng lực thi công. Tiếp đến là tìm hiểu xem gói thầu có phù hợp với năng lực cốt lõi của mình hay không. Nếu phù hợp thì mới tính đến chiến thuật cạnh tranh, giảm giá để được chủ đầu tư lựa chọn.

 

Theo quy định tại Nghị quyết 18 của Chính phủ, doanh nghiệp được chỉ định thầu xây lắp phải đưa ra mức giá thấp hơn giá dự toán khoảng 5%.

 

"Mục đích của quy định này là để chọn ra nhà thầu có năng lực quản lý vận hành tốt. Doanh nghiệp càng lớn, vận hành càng chuyên nghiệp thì lợi nhuận kiếm được càng cao, từ đó mới có khả năng chiết khấu thêm cho chủ đầu tư 5% chi phí", ông Ngọc Anh phân tích.

 

Theo tìm hiểu của Zing, Đèo Cả, LICOGI, Cienco 4 và nhiều doanh nghiệp xây lắp khác đều có kế hoạch tham gia cuộc đua trở thành nhà thầu tại dự án cao tốc Bắc - Nam. Họ đang chờ đợi Chính phủ đưa ra hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự thầu cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với từng gói thầu.

Theo Zingnews.vn

 

Tin liên quan
TP HCM xin giữ lại gần 1.900 tỷ đồng vốn đầu tư công

TP HCM xin giữ lại gần 1.900 tỷ đồng vốn đầu tư công

19.03.2022Lượt xem: 4322

Thành phố xin kéo dài thời gian giải ngân các dự án dùng ngân sách Trung ương từ năm ngoái sang 2022 với tổng vốn gần 1.900 tỷ đồng do tiến độ bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Xem thêm
Bộ TN-MT sẽ rà soát, đề xuất gỡ vướng mắc các dự án chậm tiến độ

Bộ TN-MT sẽ rà soát, đề xuất gỡ vướng mắc các dự án chậm tiến độ

18.03.2022Lượt xem: 4062

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng đất của dự án chậm triển khai là việc cần thiết để có phương án đưa vào sử dụng hiệu quả, tránh để hoang hóa, lãng phí.
Xem thêm
TP.HCM: Nhà cao tầng sẽ thay chung cư cũ

TP.HCM: Nhà cao tầng sẽ thay chung cư cũ

18.03.2022Lượt xem: 4581

Tại vị trí 14 chung cư cấp D của TP.HCM sẽ có nhiều tòa chung cư mới, trung tâm thương mại cao tầng mọc lên thay thế.
Xem thêm
Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ

17.03.2022Lượt xem: 3968

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
Xem thêm
TP.HCM đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

TP.HCM đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

15.03.2022Lượt xem: 4128

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh củng cố quyết tâm chính trị và tinh thần hành động quyết liệt để tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ năm 2022, tạo đà tăng tốc trong những năm tới.
Xem thêm
Chung cư cũ có cơ hội “đổi đời”

Chung cư cũ có cơ hội “đổi đời”

11.03.2022Lượt xem: 4237

Chính quyền TP.HCM vừa chốt 6 chung cư cũ phải xây mới trong năm 2022, mở ra hướng can thiệp hiệu quả hơn vào phân khúc “khó nhằn” này .
Xem thêm
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện dự án ODA

Đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện dự án ODA

11.03.2022Lượt xem: 4502

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ tháng 3/2022, nhiều bước trong quy trình thực hiện dự án ODA sẽ được đơn giản hóa, phân cấp, phân quyền mạnh hơn theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật.
Xem thêm
Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

10.03.2022Lượt xem: 4445

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 326/QĐ-TTg phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
Xem thêm
TP.HCM cần hơn 19.000 tỷ đồng di dời 6.500 căn nhà ven kênh

TP.HCM cần hơn 19.000 tỷ đồng di dời 6.500 căn nhà ven kênh

28.02.2022Lượt xem: 4880

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch cần được ưu tiên, cân đối, bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.
Xem thêm
TP.HCM sẽ đấu giá 2.400ha đất dọc tuyến để bổ sung vốn làm vành đai 3

TP.HCM sẽ đấu giá 2.400ha đất dọc tuyến để bổ sung vốn làm vành đai 3

26.02.2022Lượt xem: 3997

Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 2.400 ha đất dọc tuyến để đấu giá quyền sử dụng đất, qua đó bổ sung vốn thực hiện Vành đai 3. Trong đó, diện tích đất do Nhà nước trực tiếp quản lý là 514,9 ha.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 59   |   Ngày: 160   |   Tháng: 26743   |   Tổng truy cập: 3182495
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM