Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Chiêm ngưỡng tòa tháp cao thứ hai thế giới mới tại Malaysia

Tòa nhà Merdeka 118 của Malaysia mới đây đã vượt qua tòa tháp Thượng Hải và sẽ xác lập kỷ lục mới cho tòa nhà cao thứ hai thế giới (sau tòa Burj Khalifa của Dubai) sau khi chính thức hoàn thành vào năm 2022.

Với 118 tầng và có tổng chiều cao lên đến 678,9m, Merdeka sẽ trở thành tòa tháp cao thứ hai thế giới và cao nhất Đông Nam Á. Tòa tháp tọa lạc tại khu vực trung tâm thủ đô Kuala Lumpur và sẽ định hình lại đường chân trời của thành phố vốn được thống trị bởi tòa tháp Petronas và tháp Kuala Lumpur. 

 

Hình ảnh mô phỏng tòa nhà Merdeka 118 khi hoàn thiện. (Nguồn: Courtesy of Fender Katsalidis)

 

Trong buổi lễ khánh thành tòa tháp hồi cuối tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Malaysia, ông Ismail Sabri Yaakob đã khẳng định tòa Merdeka 118 là “tòa tháp mang tính biểu tượng của tương lai”. Ông Ismail nhận định: "Đây không chỉ là một thành tựu lớn trong lĩnh vực kỹ thuật mà nó còn củng cố hơn nữa vị thế của Malaysia như một quốc gia hiện đại và phát triển".

Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob (giữa) tại buổi lễ khánh thành tòa nhà.

(Nguồn: Syaiful Redzuan/ Anadolu Agency/ Getty Images)

 

Thủ tướng Malaysia cũng tự hào chia sẻ, Merdeka 118 là tòa tháp đầu tiên của đất nước này 3 lần được xếp hạng bạch kim với các chứng nhận bền vững quốc tế, trong đó có chứng nhận LEED cho công trình xanh và thiết kế thân thiện với môi trường. 

 

Hình ảnh mô phỏng tòa Merdeka 118 vào ban đêm. (Nguồn: Courtesy of Fender Katsalidis)

 

Tổng diện tích sàn của tòa nhà Merdeka 118 lên đến 3,1 triệu feet vuông (278.709,1m2). Một nửa diện tích của tòa nhà dự kiến sẽ được sử dụng làm văn phòng và diện tích còn lại sẽ dành cho các trung tâm thương mại, nhà thờ Hồi giáo, khách sạn và đài quan sát cao nhất Đông Nam Á. Trong khu vực của tòa nhà cũng sẽ có không gian công cộng và công viên. 

Thiết kế kiến trúc của tòa tháp này được thực hiện bởi các chuyên gia kiến trúc đến từ công ty Fender Katsalidis của Úc. Bao quanh tòa tháp là các mặt kính hình tam giác, được lấy cảm hứng từ chi tiết hoa văn thường thấy trong nghệ thuật thủ công của Malaysia. 

Ông Karl Fender, nhà đồng sáng lập của công ty Fender Katsalidis cho biết, các kiến trúc sư đã khai thác mọi cơ hội và điều kiện về vị trí để tạo ra một tòa tháp có thể giúp tăng cường “năng lượng xã hội và kết cấu văn hóa của thành phố”. 

Merdeka 118 được đặt tại khu vực có nhiều di tích lịch sử và không gian văn hóa của thành phố Kuala Lumpur, do đó, tòa tháp này được xem như biểu tượng của sự phát triển và giao thoa giữa hiện đại và văn hóa truyền thống. 

Tầm nhìn của tòa tháp Merdeka hướng thẳng ra sân vận động Merdeka, nơi cựu lãnh đạo Tunku Abdul Rahman của Malaysia tuyên bố độc lập vào năm 1957. Theo Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob, kiến trúc của Merdeka 118 tượng trưng cho hình ảnh của vị cựu lãnh đạo Rahman giơ tay hét “merdeka!” (có nghĩa là “độc lập” trong tiếng Mã Lai).

 

Ảnh: Bernama

 

Dự án xây dựng tòa nhà Merdeka 118 chính thức được công bố vào năm 2010, được động thổ cách đây 5 năm và tiến hành xây dựng bất chấp những lo ngại của các nhà hoạt động văn hóa về việc thi công tòa nhà có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những di tích cổ xung quanh. 

Từ năm 2020, quá trình xây dựng Merdeka 118 cũng gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Malaysia. Tòa nhà đã dự kiến sẽ mở cửa cho du khách tham quan vào giữa năm nay, nhưng kế hoạch bị hoãn lại do những diễn biến phức tạp của chủng virus mới. 

Tính đến thời điểm hiện tại, tòa tháp Merdeka 118 đã hoàn thiện phần sàn của 118 tầng và phần kính mặt tiền của 114 tầng. Dự kiến tòa nhà sẽ hoàn thiện tất cả các hạng mục vào cuối năm 2022. 

Nếu tòa tháp Merdeka 118 được hoàn thiện đúng theo tiến độ, sự xuất hiện của nó sẽ là một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế quốc gia của Malaysia sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tháp Merdeka 118 được kỳ vọng sẽ trở thành nhân tố hàng đầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương và là công trình hiện đại biểu tượng mới của khu vực Đông Nam Á./.

Theo Reatimes.vn

 

Tin liên quan
4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022

4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022

28.03.2022Lượt xem: 3463

Thời gian làm thêm trong tháng tăng từ 40 lên 60 giờ/tháng; lương tối đa của công chức quản lý thị trường đạt 12 triệu đồng; lao động ngành du lịch được hỗ trợ đào tạo nghề tối đa 4,5 triệu đồng/khóa…
Xem thêm
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/4

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/4

24.03.2022Lượt xem: 3252

Chiều 23/3, với 100% đại biểu có mặt tán hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 38   |   Ngày: 80   |   Tháng: 31324   |   Tổng truy cập: 3190871
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM