Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Bộ Xây dựng: Tiết kiệm, chống lãng phí gắn với tăng cường giám sát

Bộ Xây dựng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực.

Xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

Trong năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Từ đó, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Năm nay, Bộ Xây dựng tập trung vào chủ đề: “Triển khai đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị Quốc hội đã đề ra tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Chỉ tiêu đề ra trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

Trong năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ chú trọng một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể sau: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ giao Bộ Xây dựng để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành Xây dựng đạt 7,3%.

Phấn đấu đưa diện tích nhà ở bình quân của cả nước đạt 26 m2 sàn/người. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành/nội thị phấn đấu đạt 42,6%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm dưới 16%.

Đặc biệt, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Mặt khác, Bộ sẽ tập trung rà soát và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công còn thiếu hoặc chồng chéo, mâu thuẫn. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung định mức chi tiêu công, tài sản công, xe công, khoán chi, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; lao động, biên chế; quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách cũng như quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.

Điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết. Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách Nhà nước, thu hồi các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định.

Lãnh đạo Bộ luôn xác định việc tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Bộ Xây dựng sẽ quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xây dựng.

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 cũng đưa nhiệm vụ quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, khoáng sản trong lĩnh vực VLXD, phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất.

Năm 2023, sẽ hoàn thiện “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm VLXD thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và xây dựng kế hoạch thực hiện ngay sau khi được phê duyệt. Nghiên cứu giải pháp tăng cường rà soát, quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch khoáng sản làm VLXD đã ban hành, theo hướng khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Bộ Xây dựng sẽ có lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể giải quyết các dự án sử dụng vốn Nhà nước thua lỗ tại các DN. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu DN làm ăn không hiệu quả, gây thua lỗ, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn Nhà nước tại DN và các nguồn vốn Nhà nước khác.

Thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai… của DN Nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các DN Nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Đồng thời, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Trên cơ sở Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải xây dựng chương trình của đơn vị mình, để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí.

Trong đó, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như việc thực hiện quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu tập trung tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực trọng điểm, như quản lý và sử dụng đất, trọng tâm là các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm sử dụng đất; tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.

Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Đặc biệt, về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công phải công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn. Có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Đối với việc quản lý vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại DN cũng phải tăng cường công tác thanh - kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa DN Nhà nước theo kế hoạch, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Qua công tác hậu kiểm, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải được xác định cụ thể khi để xảy ra lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình.

Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, giám sát thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả.

Thực hiện công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí; nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo so sánh một cách thực chất và minh bạch kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giữa các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Năm 2023, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng quyết tâm gắn với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng.

Hà Khánh/baoxaydung.com.vn

Tin liên quan
4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022

4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022

28.03.2022Lượt xem: 3481

Thời gian làm thêm trong tháng tăng từ 40 lên 60 giờ/tháng; lương tối đa của công chức quản lý thị trường đạt 12 triệu đồng; lao động ngành du lịch được hỗ trợ đào tạo nghề tối đa 4,5 triệu đồng/khóa…
Xem thêm
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/4

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/4

24.03.2022Lượt xem: 3262

Chiều 23/3, với 100% đại biểu có mặt tán hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 49   |   Ngày: 160   |   Tháng: 31948   |   Tổng truy cập: 3192023
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM