Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Bảo đảm tiến độ, chất lượng Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Nội dung điều chỉnh tổng thể cần đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô

Để bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng quy hoạch, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (cơ quan lập quy hoạch) được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai công tác lập Quy hoạch.

 

 

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ 2021-2030 và những năm tiếp theo. Ảnh: Thùy Chi

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch; phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các sở, ngành thành phố trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; là đầu mối liên lạc với các cơ quan chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác hướng dẫn tổ chức lập quy hoạch, tổ chức trình thẩm định, báo cáo tiến độ theo định kỳ.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội các nội dung liên quan đến tổ chức không gian, lập hệ thống bản đồ, bản vẽ trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; bảo đảm các nội dung Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội khớp nối, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Các sở, ban, ngành thành phố tiếp tục rà soát, đánh giá công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực phụ trách giai đoạn 2011-2020; cung cấp số liệu phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội và các đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các định hướng quy hoạch.

UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các định hướng quy hoạch.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ 2021-2030 và những năm tiếp theo.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được triển khai thực hiện theo phương pháp tích hợp, đa ngành, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong định hướng phát triển và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành, lĩnh vực, các quận, huyện, thị xã nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ địa giới hành chính TP. Hà Nội, có tính tới mối liên hệ phát triển vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hồ sơ và nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu hoàn thành trong quý II/2023 và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào quý III/2023.

Quy hoạch phải bảo đảm hài hòa, hợp lý, giữ bản sắc của Thủ đô

Trong quan điểm tổ chức không gian lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sông Hồng là một trong những trục quan trọng với định hướng phát triển là không gian xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Với trục cảnh quan sông Hồng, diện mạo Thủ đô được phác họa là thành phố xanh, thông minh, thịnh vượng và thanh bình.

Trước đó tại cuộc họp của Thường trực Thành ủy Hà Nội, trình bày về định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Chủ tịch thành phố Hà Minh Hải cho biết, bên cạnh 3 trục phát triển gồm sông Hồng, Hồ Tây - Ba Vì và Nhật Tân - Nội Bài, thành phố cũng định hướng hai thành phố trực thuộc Thủ đô và ba khu vực không gian gồm ngầm; xanh và công cộng. Quy hoạch phải bảo đảm hài hòa, hợp lý, có bản sắc của Thủ đô, giữ gìn văn hóa đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ, đồng thời mở rộng không gian đô thị xanh, hiện đại, thông minh.

Đồng tình với định hướng này, Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, trước hết phải làm trục sông Hồng, sau đó kết hợp với Hồ Tây - Ba Vì thành trục văn hóa để làm rõ đặc trưng của Hà Nội.

Bên cạnh đó, để Thủ đô thực sự "văn hiến - văn minh - hiện đại" như mục tiêu của quy hoạch, thành phố phải đặc biệt quan tâm giải quyết tận gốc các vấn đề dân sinh bức xúc như rác thải, nước thải, ô nhiễm môi trường, nghĩa trang...

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô khẳng định, sông Hồng đóng vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình hình thành và biến đổi của vùng châu thổ, cùng với toàn bộ diễn tiến lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa, đặc biệt với khu vực Hà Nội - trung tâm của châu thổ sông Hồng.

Thành phố Hà Nội đang chứng kiến quá trình đô thị hóa với tốc độ chóng mặt ở cả hai bên bờ sông Hồng. Bên cạnh hệ thống cầu, đường được xây dựng từ trước, một loạt cầu mới hiện đại, cùng các đường Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 3,5 và đặc biệt là đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang được triển khai xây dựng. Hệ thống các tuyến đường giao thông hai bên bờ sông, nội đô, nội thị cũng được nâng cấp…

Theo GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, hệ thống giao thông ngày một hoàn chỉnh và hiện đại không chỉ kết nối hai bên bờ sông, toàn vùng châu thổ, đã kéo sông Hồng trở lại vị trí trung tâm, trục phát triển chủ đạo của Thủ đô Hà Nội.

Trên cơ sở đó, Hà Nội quyết định chọn trục không gian sông Hồng là trục chủ đạo cho sự phát triển Thủ đô trong chủ trương xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại là quyết sách kịp thời và đúng đắn. Cùng với đó, thành phố cũng đã có kế hoạch phát triển các huyện nằm dọc sông Hồng thành quận (tả ngạn là Đông Anh, Gia Lâm; hữu ngạn là Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì). Ở phía Nam sông Hồng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cũng đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Trong tương lai, khu vực này sẽ được nâng cấp trở thành một thành phố.

Đồng tình với chủ trương của Hà Nội xác định quy hoạch sông Hồng là trục chính để phát triển, TS. Nguyễn Đình Dương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội góp ý thêm, quy hoạch sông Hồng không chỉ nghiên cứu trong phạm vi chiều dài 40km qua đô thị trung tâm mà cần xem xét toàn bộ 163km qua địa giới của Hà Nội. Đặc biệt, quy hoạch cần chú trọng đến an ninh nguồn nước không chỉ cho nhân dân Thủ đô mà cả vùng Đồng bằng sông Hồng. Do đó, Hà Nội cần kiến nghị với các tỉnh phía thượng lưu phải có giải pháp ổn định dòng chảy, an toàn hành lang thoát lũ, cùng phát triển bền vững. Đồng thời, các tỉnh phía thượng lưu cần cam kết rằng nguồn nước thải ra sông Hồng không trở thành gánh nặng cho các tỉnh phía hạ lưu, trong đó có Hà Nội.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, việc nghiên cứu sông Hồng đã được thực hiện từ lâu với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, thể hiện qua 20 dự án lớn nhỏ khác nhau. Trên tinh thần kế thừa những nghiên cứu trước đó, quy hoạch sông Hồng phải được xem như dấu ấn của quá trình phát triển trong giai đoạn hiện nay với sự quan tâm đồng bộ, không những về kinh tế mà còn khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử; nhận diện đầy đủ quỹ di sản còn lại hai bên sông. Ngoài ra, trong bối cảnh mới phải áp dụng khoa học công nghệ nhằm ổn định dòng chảy, đời sống dân cư và có sự tham gia của các bộ, ngành trung ương…

Sau nhiều năm chờ đợi, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vào tháng 4/2022. Để quy hoạch này thành hiện thực, nhiều chuyên gia cho rằng cần sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ không chỉ chính quyền Thủ đô mà cả các bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về giải quyết những điểm còn vướng mắc.

Theo quyết định, danh mục kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 gồm 236 đồ án, nhóm đồ án. Trong đó có 1 đồ án quy hoạch chung đô thị; 4 đồ án quy hoạch phân khu đô thị, 146 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch chi tiết đô thị; 34 đồ án thiết kế đô thị riêng; 14 đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, 18 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng; 10 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng; 2 nhóm đồ án quy hoạch nông thôn; 2 nhóm đồ án quy chế quản lý kiến trúc, danh mục công trình kiến trúc có giá trị và 5 nhóm đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

Việc xây dựng danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 gắn liền với bố trí nguồn vốn để tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công.

Bên cạnh đó, tiếp tục cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua xây dựng danh mục các đồ án quy hoạch để phủ kín quy hoạch theo thứ tự, tầng bậc tại các khu vực ổn định. Trên cơ sở đó, thành phố xác định các đồ án trọng tâm, phù hợp thực hiện năm 2021-2022 phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền các cấp và đầu tư xây dựng, hoàn thành đồng bộ và phủ kín 100% quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt.

UBND thành phố yêu cầu các loại hình quy hoạch, quy chế trong kế hoạch phải phù hợp với trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Kiến trúc; phù hợp với yêu cầu quản lý quy hoạch kiến trúc của thành phố.

 

 Nguồn: Chinhphu.vn

           

 

Tin liên quan
Vì sao người siêu giàu đua nhau mua bất động sản hạng sang ở Singapore?

Vì sao người siêu giàu đua nhau mua bất động sản hạng sang ở Singapore?

21.08.2021Lượt xem: 5204

Khi mà xu thế lạm phát cao trở nên rõ nét hơn, giới siêu giàu đổ tiền vào các bất động sản xa xỉ trên khắp thế giới, hiếm có nơi nào trên thế giới xu thế này rõ nét như ở Singapore.
Xem thêm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng năm 2021

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng năm 2021

10.07.2021Lượt xem: 9095

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng năm 2021 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây Dựng.
Xem thêm
Bồi dưỡng Quản lý hạ tầng kỹ thuật nông thôn và Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Bồi dưỡng Quản lý hạ tầng kỹ thuật nông thôn và Quản lý dự án đầu tư xây dựng

02.04.2021Lượt xem: 4247

Bồi dưỡng Quản lý hạ tầng kỹ thuật nông thôn và Quản lý dự án đầu tư xây dựng cho 110 công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường theo Đề án 1600 tại Bình Dương
Xem thêm
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ

28.03.2021Lượt xem: 4249

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Xem thêm
Luật PPP đã mở, sao vẫn khó hút vốn tư nhân

Luật PPP đã mở, sao vẫn khó hút vốn tư nhân

18.11.2021Lượt xem: 4199

Đẩy nhanh đầu tư công được xem là một động lực quan trọng tới quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Xem thêm
Trong đại dịch Covid-19 các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng ra sao?

Trong đại dịch Covid-19 các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng ra sao?

16.08.2021Lượt xem: 4931

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn hoành hành, các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng đều đã “xây xẩm mặt mày”, nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng thì nợ lương 2-3 tháng, nhiều doanh nghiệp khác căng mình chống dịch.
Xem thêm
Viện Kiến trúc Quốc gia hợp tác với Đại học Xây dựng Quốc gia Moscow

Viện Kiến trúc Quốc gia hợp tác với Đại học Xây dựng Quốc gia Moscow

05.08.2021Lượt xem: 5495

Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) vừa tổ chức cuộc gặp mặt trực tuyến với Ban lãnh đạo Đại học Xây dựng Quốc gia Moscow (MGSU) để thảo luận về hoạt động hợp tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng giữa hai bên.
Xem thêm
Mẫu biên bản nghiệm thu công việc – hợp đồng – công trình mới nhất 2021

Mẫu biên bản nghiệm thu công việc – hợp đồng – công trình mới nhất 2021

15.07.2021Lượt xem: 12985

Mẫu biên bản nghiệm thu công việc – hợp đồng – công trình mới nhất 2021
Xem thêm
Bồi dưỡng chuyên sâu về Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo Đề án 1961 tại huyện Long Hồ

Bồi dưỡng chuyên sâu về Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo Đề án 1961 tại huyện Long Hồ

29.04.2021Lượt xem: 3825

Bồi dưỡng chuyên sâu về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng" theo Đề án 1961 tại huyện Long Hồ
Xem thêm
Quy định mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quy định mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng

28.03.2021Lượt xem: 3898

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 92   |   Ngày: 160   |   Tháng: 31996   |   Tổng truy cập: 3192186
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM