Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Trường nghề xoay xở cho sinh viên thực hành giữa đại dịch

     Với 70% chương trình là thực hành, các trường nghề phải đầu tư phần mềm mô phỏng, gửi sinh viên đến doanh nghiệp hay thực hiện "ba tại chỗ" ở trường.

     Covid-19, đặc biệt đợt dịch thứ tư kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay, khiến hầu hết trường học trên cả nước phải đóng cửa, chuyển sang hình thức học trực tuyến. Trường nghề cũng không ngoại lệ. Nhưng học trực tuyến không thể đảm bảo hoàn thành chương trình với 70% khối lượng là thực hành, chưa nói đến chất lượng.

     Ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, cho hay nhà trường phải xoay xở đủ cách, từ sản xuất video quay lại quá trình làm một sản phẩm, đến đầu tư phần mềm mô phỏng để các em dễ hình dung.

     "Có những nghề rất dễ để học sinh thực hành tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên như Chăm sóc sắc đẹp hay Điện - Điện tử. Tuy nhiên, cũng có ngành nghề như Công nghệ ôtô hay Cơ khí, sinh viên không thể tự thực hành do không có thiết bị", ông Khánh chia sẻ.

Một tiết thực hành tại trường của sinh viên Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trước khi bị ảnh hưởng

bởi Covid-19. Ảnh: Facebook/ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

     Thông thường sinh viên các ngành này được thực hành, thực tập ở doanh nghiệp, tối thiểu 3-4 tháng mỗi năm, có nghề gần như học hoàn toàn ở doanh nghiệp. Trong đại dịch, việc doanh nghiệp đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất ảnh hưởng nhiều tới cơ hội rèn luyện kỹ năng của các em.

     "Khi thành phố áp dụng chỉ thị 16, chúng tôi đành khắc phục bằng dạy qua video, mô phỏng. Còn khi được nới lỏng, nhà trường phải cho sinh viên một số ngành đến thực hành tại trường với cam kết đảm bảo mật độ và các biện pháp phòng dịch", ông Khánh nói.

     Với những sinh viên học lớp chất lượng cao chương trình của nước ngoài, trường triển khai "ba tại chỗ", để các em ăn, ngủ, học tại trường.

     Không chỉ Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên cả nước (gồm 400 trường cao đẳng, hơn 460 trường trung cấp và gần 1.050 trung tâm giáo dục nghề nghiệp) cũng xoay xở đủ cách để sinh viên được thực hành nhiều nhất có thể.

     Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội với hai cơ sở, một ở Hà Nội và một ở Vĩnh Phúc phải tận dụng tối đa sự ủng hộ của địa phương và phụ huynh để cho sinh viên năm thứ hai và ba đến học trực tiếp từ đầu năm học này bởi "giáo dục nghề nghiệp không thể chỉ đào tạo trực tuyến".

     Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc cho hay nhà trường đầu tư rất nhiều vào công nghệ, kể cả các phần mềm thực tế ảo. Nhưng nếu muốn đảm bảo đào tạo chất lượng cao gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, không thể xa rời được trang thiết bị thực tế. Vì vậy, trường cố gắng sắp xếp để nhiều sinh viên được thực hành nhất có thể.

     Với các em ở Hà Nội, khi thành phố gỡ bỏ chỉ thị 16, trường báo cáo chính quyền, có phương án phòng, chống dịch cụ thể, cho các em cam kết "một cung đường, hai điểm đến" để đi học bình thường. Sinh viên các tỉnh khi đến học phải thực hiện "ba tại chỗ" ở trường ít nhất hai tuần đầu để đảm bảo an toàn. Nhà trường cũng liên hệ cơ quan y tế để tiêm phòng đầy đủ cho sinh viên.

     Có xấp xỉ 3.500 sinh viên đến từ 40 tỉnh, thành, ông Ngọc cho biết có những em chưa thể đến trường học trực tiếp. Nhà trường buộc phải dạy trực tuyến, dù biết chất lượng không thể đảm bảo. Số này sẽ được bù đắp lại khi đi học trực tiếp. "Việc này có thể ảnh hưởng đến tiến độ học tập của các em nhưng chúng tôi đặt chất lượng lên hàng đầu", ông Ngọc nói.

     Là hội viên Hội Doanh nghiệp TP HCM - nơi quy tụ hàng chục nghìn doanh nghiệp - trường Cao đẳng Viễn Đông vẫn tìm kiếm được cơ hội cho sinh viên thực hành dù có khoảng 20% số doanh nghiệp có liên kết với nhà trường phải đóng cửa hoặc không nhận sinh viên thực tập trong thời gian dịch.

     Hiệu trưởng - ông Trần Thanh Hải - cho biết trường phải mua một số thiết bị mô phỏng hiện đại từ Đức để giáo viên và học sinh có sự tương tác gần giống trực tiếp nhất khi học thực hành, thí nghiệm.

     Từ tháng 5 đến giữa tháng 9, khi tình hình dịch ở TP HCM ở mức đặc biệt căng thẳng, việc thực tập của nhiều sinh viên, đặc biệt ngành Điều dưỡng, bị gián đoạn. Biết Bệnh viện Chợ Rẫy hay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có nhu cầu lớn về tình nguyện viên, trường đã chia sẻ với sinh viên, để các em kết hợp hoạt động tình nguyện với thực tập. "Cách làm này giải quyết được tương đối vấn đề thực hành của sinh viên", ông Hải nói.

Sinh viên năm hai ngành Điều dưỡng của trường Cao đẳng Viễn Đông thực tập và hỗ trợ tại bệnh viên trong

đợt dịch. Ảnh: Cao đẳng Viễn Đông

     Dù loay hoay đủ cách, ông Hải cho rằng chất lượng và tiến độ đào tạo vẫn bị ảnh hưởng. Vì vậy, tùy theo từng ngành, kế hoạch đào tạo có thể bị trễ 1-2 tháng.

     Ông Phạm Xuân Khánh thậm chí còn khẳng định chất lượng phần thực hành chỉ đạt tối đa 70% so với giai đoạn bình thường. Chưa kể, phần kiến thức lý thuyết cũng không được đảm bảo trong bối cảnh nhiều sinh viên theo học tại trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống ở vùng núi.

     "Có lớp 37 sinh viên thì chỉ 7 em có thiết bị học tập. Có em có thiết bị học nhưng lại ở những vùng hạ tầng công nghệ thông tin kém, không thể học nổi làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ", ông Khánh chia sẻ.

     Bối cảnh đó cộng với việc kinh tế các gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch khiến ông Khánh lo ngại về việc nhiều sinh viên nghề bỏ học. Khảo sát phụ huynh cho thấy nhiều người sẵn sàng cho con nghỉ học để đi kiếm tiền, ổn định cuộc sống trước mắt, rồi một vài năm nữa học lại sau.

     Năm 2021, hầu hết các trường dạy nghề trên cả nước phải đóng cửa hoặc kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến từ tháng 5. Sau 7 tháng gián đoạn hoạt động thực hành, phần lớn các trường chưa ấn định được thời gian học lại do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình hình dịch bệnh tại các địa phương.

Theo vnexpress.net

 

Tin liên quan
200 học viên tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn phục vụ công tác nâng cấp đô thị tại huyện Hoài Đức – Hà Nội

200 học viên tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn phục vụ công tác nâng cấp đô thị tại huyện Hoài Đức – Hà Nội

29.10.2023Lượt xem: 1790

(AMC) Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn phục vụ công tác nâng cấp đô thị, ngày 27/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) phối hợp với Trung tâm chính trị huyện Hoài Đức tổ chức “Khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn phục vụ công tác nâng cấp đô thị tại huyện Hoài Đức”.
Xem thêm
AMC tổ chức Hội thảo về BIM trong hoạt động xây dựng

AMC tổ chức Hội thảo về BIM trong hoạt động xây dựng

23.10.2023Lượt xem: 2015

(AMC) Sáng 19/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) đã tổ chức hội thảo chuyên môn về ”Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng” các đơn vị phối hợp có Công ty tin học và tư vấn xây dựng CIC (Bộ Xây dựng) và công ty Spatian Decisions (SD).
Xem thêm
AMC tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về xây dựng

AMC tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về xây dựng

23.10.2023Lượt xem: 1442

(AMC) Sáng 20/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức "Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về xây dựng cho" hơn 100 học viên là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn công tác tại các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Xây dựng thị trấn Ninh Giang thành đô thị hiện đại, thân thiện

Xây dựng thị trấn Ninh Giang thành đô thị hiện đại, thân thiện

16.10.2023Lượt xem: 2108

(AMC) Quy hoạch chung xây dựng mở rộng thị trấn Ninh Giang vừa được phê duyệt góp phần định hướng phát triển thị trấn Ninh Giang với hàng loạt điểm nhấn về không gian, cảnh quan hướng tới một đô thị hiện đại và thân thiện.
Xem thêm
Quy định về xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm

Quy định về xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm

16.10.2023Lượt xem: 2090

(AMC) Tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem thêm
Thanh Hóa: Ban hành Quy định quản lý quy hoạch chung đô thị Hậu Hiền

Thanh Hóa: Ban hành Quy định quản lý quy hoạch chung đô thị Hậu Hiền

16.10.2023Lượt xem: 2145

(AMC) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định 3716/QĐ-UBND Ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040.
Xem thêm
Bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý xây dựng cho chức danh Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường các xã tại Lai Châu

Bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý xây dựng cho chức danh Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường các xã tại Lai Châu

12.10.2023Lượt xem: 1615

(AMC) Ngày 10/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Nội vụ Lai Châu tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý xây dựng cho chức danh Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường các xã (theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) cho hơn 90 cán bộ là công chức địa chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Xem thêm
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Tổng Liên đoàn Lao động đóng vai trò cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Tổng Liên đoàn Lao động đóng vai trò cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội

12.10.2023Lượt xem: 2007

(AMC) Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Trong đó thống nhất với nội dung có liên quan đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách NƠXH làm việc tại khu vực công nghiệp thuê.
Xem thêm
136 học viên tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức quản trị đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ tài chính

136 học viên tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức quản trị đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ tài chính

12.10.2023Lượt xem: 1849

(AMC) Ngày 11/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã tổ chức Lễ khai giảng lớp ”Bồi dưỡng kiến thức quản trị đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ tài chính” cho 136 học viên
Xem thêm
AMC Bồi dưỡng nâng cao năng lực về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị xanh, hiện đại đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 tại Buôn Ma Thuột

AMC Bồi dưỡng nâng cao năng lực về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị xanh, hiện đại đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 tại Buôn Ma Thuột

10.10.2023Lượt xem: 2048

(AMC) Ngày 05/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/ AMC) phối hợp với UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị xanh, hiện đại đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 cho 75 học viên là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các đơn vị trực thuộc UBND TP. Buôn Ma Thuột.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 20   |   Ngày: 160   |   Tháng: 20622   |   Tổng truy cập: 3023155
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM