Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Tổng hợp 122 cầu hỏi và trả lời về các Thông tư hướng dẫn Nghị định 10-2021-NĐ-CP từ Viện Kinh tế xây dựng 2021 (PI)

Phần I: Các vấn đề chung liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Câu hỏi: Các mục chi phí như rà phá bom mìn, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán, các phí thẩm định được tính vào mục nào trong bảng “tổng dự toán”?

Trả lời: Chi phí như rà phá bom mìn; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán được xác định trong khoản mục chi phí khác của tổng dự toán.

2. Câu hỏi: Theo quy định, khi lập dự toán được xác định chi phí vận chuyển máy chuyên dụng. Vậy máy chuyên dụng là máy gì, quy định như thế nào?

Trả lời: Do chưa có quy định tiêu chí định lượng về máy chuyên dụng nên việc xác định chi phí vận chuyển máy chuyên dụng gặp khó khăn khi lập dự toán. Tuỳ theo yêu cầu của công trình, tư vấn có trách nhiệm đánh giá nhu cầu sử dụng máy chuyên dụng để xác định chi phí vận chuyển máy chuyên dụng cần vận chuyển đến công trình. 

3. Câu hỏi: Việc xác định chi phí chuẩn bị đầu tư cho các công việc lập, thẩm định, phê duyệt… quyết định chủ trương đầu tư (theo nội dung tại điều 15 Luật Đầu tư công) được xác định như thế nào?

Trả lời: Khi xác định chi phí của các công việc chuẩn bị đầu tư phục vụ việc phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công có thể tham khảo phương pháp xác định chi phí chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng. Theo đó, một số chi phí xác định theo định mức chi phí hoặc xác định bằng dự toán đối với công việc chuẩn bị dầu tư chưa có định mức chi phí.

4. Câu hỏi: Thông tư 11/2021 quy định chi phí gián tiếp có điểm khác với Thông tư 09/2019 là không có chi phí gián tiếp khác. Vậy theo Thông tư số 11/2021 thì chi phí đảm bản an toàn giao thông được tính để vào đâu trong khoản mục chi phí? 

Trả lời: Chi phí đảm bảo an toàn giao thông được tính vào khoản mục chi phí khác của dự toán.

5. Câu hỏi: Chi phí dự phòng do khối lượng phát sinh: Trường hợp chi phí dự phòng được ấn định theo tỷ lệ % thì chi phí dự phòng này có tính VAT hay không?

Trả lời: Chi phí dự phòng là khoản chi phí được dự tính trước để dự kiến chi phí cho việc phát sinh khối lượng và trượt giá. Do vậy, việc xác định chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh theo tỉ lệ % không phải tính thêm thuế VAT. 

6. Câu hỏi: Xin làm rõ về dự phòng trong dự toán gói thầu đối với hợp đồng theo đơn giá cố định

Trả lời: Hiện nay chưa có quy định chi tiết việc xác định, sử dụng chi phí dự phòng theo các hình thức hợp đồng. Về nguyên tắc, trường hợp lựa chọn hợp đồng để thực hiện gói thầu theo hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, chi phí dự phòng của dự toán gói thầu xác định theo quy định. Trong trường hợp này, trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thương thảo, ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần quy định việc xác định, sử dụng chi phí dự phòng cho phù hợp với đơn giá cố định của hợp đồng.

7. Câu hỏi: Hiện tại, có phải trong Nghị định 10 KHÔNG còn khái niệm “điều chỉnh cơ cấu TMĐT” như quy định trước đây không?

Trả lời: Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định việc điều chỉnh cơ cấu của tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự toán làm thay đổi cơ cấu tổng mức đầu tư đã được duyệt. 

8. Câu hỏi: Theo Khoản 2, Điều 14, Nghị định 10/2021/NĐ-CP: Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án. “Các chi phí tính chung cho cả dự án” là các chi phí gì?

Trả lời: Các chi phí tính chung cho cả dự án là các khoản chi phí được sử dụng chung cho cả dự án. Các chi phí tính chung cho cả dự án được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án.

9. Câu hỏi: Thông tư mới quy định chi phí khác trong đầu tư xây dựng không bao gồm chi phí lãi vay, rà phá bom mìn, vật nổ, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư... các khoản thuế tài nguyên... và một số các khoản mục chi phí khác tính chung cho cả dự án. Vậy các chi phí trên tính thế nào?

Trả lời: Tuỳ theo bản chất của từng khoản mục chi phí, chi phí lãi vay, rà phá bom mìn, kiểm toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư…các khoản thuế tài nguyên…và một số khoản chi phí tính chung cho cả dự án được xác định theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền (Bộ tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng...). 

10. Câu hỏi: Điều nào trong Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư?

Trả lời: Liên quan đến thay đổi cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự toán được quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

11. Câu hỏi: Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có thể điều chỉnh định mức chi phí không? Chi phí gián tiếp? Chi phí chung? Cách xác định điều chỉnh định mức chi phí?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành. Do vậy, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành không được quy định điều chỉnh định mức chi phí, chi phí gián tiếp, chi phí chung.

12. Câu hỏi: Thông tư 11/2021/TT-BXD có bảng định mức chi phí chung nhưng không hướng dẫn việc tính nội suy. Như vậy là định mức chi phí này không được tính nội suy có đúng không?

Trả lời: Khi xác định định mức chi phí chung theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD thì không phải tính nội suy.

13. Câu hỏi: Khi xác định chi phí theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD, định mức chi phí chung, định mức chi phí nhà tạm tra theo cận trên và không cần nội suy có đúng không?

Trả lời: Khi xác định định mức chi phí chung, định mức nhà tạm thì không phải tính nội suy. 

14. Câu hỏi: Theo bảng 3.2 Phụ lục III của Thông tư 11/2021/TT-BXD, tại mục 3 hướng dẫn chi phí chung của công tác xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp tính trên chi phí nhân công. Như vậy chi phí chung của công trình xây dựng trạm biến áp được tính trên chi phí nhân công có đúng không?

Trả lời: Chi phí chung của công trình xây dựng trạm biến áp được tính trên chi phí nhân công.

15. Câu hỏi: Trong trường hợp công trình lập dự toán tại giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và không có thông tin về tổng mức đầu tư phê duyệt của công trình thì chi phí chung sẽ được xác định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định, dự toán lập sau bước triển khai thiết kế cơ sở thì tổng mức đầu tư đã có. Vì vậy trường hợp này không xảy ra. 

16. Câu hỏi: Việc chuyển tiếp từ Thông tư 09/2019/TT-BXD (hướng dẫn chi tiết Nghị định 68/2019/NĐ-CP) sang Thông tư số 11/2021/TT-BXD (hướng dẫn Nghị định 10/2021/NĐ-CP): Nếu các bước trước đã xác định chi phí chung, chi phí nhà tạm theo thông tư 09/2019/TT-BXD thì các bước tiếp theo (khi thông tư 11/2021/TT-BXD đã có hiệu lực), chi phí chung, chi phí nhà tạm xác định theo hướng dẫn tại thông tư nào?

Trả lời: Các trường hợp chuyển tiếp trong xác định chi phí đã được quy định Điều 44 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Cụ thể: Việc chuyển tiếp về quản lý chi phí đối với các công việc chưa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 44; Việc cập nhật chi phí đầu tư xây dựng theo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, các phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành, công bố và có hiệu lực thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 44.

Do câu hỏi không đủ thông tin về tính chất, thời điểm thực hiện các công việc của dự án nên không đủ cơ sở để trả lời cụ thể áp dụng quy định nào. 

17. Câu hỏi: Hệ số k=0,9 để điều chỉnh định mức chi phí chung, định mức chi phí nhà tạm trong thông tư 02/2020/TT-BXD còn sử dụng không?

Trả lời: Theo quy định, chỉ những trường hợp xác định chi phí theo các hướng dẫn tại Thông tư 02/2020/TT-BXD thì sử dụng hệ số k=0,9 để điều chỉnh định mức chi phí chung, định mức chi phí nhà tạm.

18. Câu hỏi: Đối với dự án chỉ có 1 công trình có được đưa tất cả các chi phí tính chung cho cả dự án của toàn bộ dự án vào công trình không.

Trả lời: Trường hợp dự án chỉ có 01 công trình thì các chi phí chung cho cả dự án của toàn bộ dự án được xác định trong dự toán xây dựng công trình. Trong trường hợp này, dự toán xây dựng công trình được hiểu là tổng dự toán của dự án.

19. Câu hỏi: Việc thực hiện chuyển tiếp các Thông tư liên quan đến lập và quản lý chi phí của Bộ Xây dựng thực hiện như thế nào (VD: đã thẩm định trước ngày 15/10 nhưng chưa phê duyệt)?

Trả lời: Các trường hợp chuyển tiếp đã quy định chi tiết tại Điều 44 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Vì vậy, các Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 10/2021/NĐ-CP không quy định các nội dung chuyển tiếp.

20. Câu hỏi: Đối với các gói thầu xây dựng đã phát hành hồ sơ mời thầu, đến ngày 20/10 mới đóng thầu. Việc cập nhật định mức thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP, trong trường hợp trường hợp này, việc cập nhật định mức để cập nhật giá gói thầu đối với các gói thầu đã phát hành hồ sơ và đến ngày 20/10 mới đóng thầu do chủ đầu tư xem xét quyết định theo quy định của pháp luật Đấu thầu.

21. Câu hỏi: Đối với gói thầu đã phát hành HSMT đến ngày 20/10 mới đóng thầu thì cập nhật thế nào? Các thông tư mới 15/10 có hiệu lực và trong 5 ngày có phải cập nhật không?

Trả lời: Tình huống này tương tự như câu hỏi số 21. Theo quy định, sau 15/10 các Thông tư hướng dẫn Nghị định 10/2021/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy nhiên, việc cập giá gói thầu của các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu và đến 20/10 mới đóng thầu do chủ đầu tư xem xét quyết định.

22. Câu hỏi: Mục a, b khoản 3 Điều 4 của Thông tư 11/2021/TT-BXD không nêu thứ tự ưu tiên nguồn dữ liệu nên khi vận dụng có thể sẽ có luận chứng, hiểu để vận dụng khác nhau. Ai sẽ có quyền quyết định mang tính pháp lý cao nhất? Hay nguyên tắc so sánh thế nào để chọn cho đúng Luật?

Trả lời: Trong các quy định hiện nay về quản lý chi phí đầu tư xây dựng không có quy định thứ tự ưu tiên về nguồn dữ liệu sử dụng để lựa chọn giá vật tư, thiết bị.

Nguồn thông tin về giá đã được quy định chi tiết trong Thông tư. 

23. Câu hỏi: Điều 38.3(a) NĐ 37 đã được sửa đổi trong NĐ 50 và khẳng định chỉ số giá để điều chỉnh trượt giá là “Chỉ số giá xây dựng”. xin được hỏi: Hợp đồng có nhà thầu nước ngoài và/hoặc nhập thiết bị, vật tư nước ngoài – có được phép áp dụng chỉ số giá nước ngoài (có trái với Đ38 NĐ 50/2021)?

Trả lời: Việc sử dụng chỉ số giá nước ngoài để điều chỉnh trượt giá hợp đồng đối với hợp đồng có nhà thầu nước ngoài và/hoặc nhập thiết bị, vật tư nước ngoài cần phải được xem xét cụ thể theo các điều kiện pháp lý ràng buộc của dự án. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án để báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng chỉ số giá nước ngoài để điều chỉnh trượt giá hợp đồng.

24. Câu hỏi: Giá thiết bị tại Phu lục 02 của Thông tư 11/2021/TT-BXD có quy định "…Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sử dụng các báo giá, dữ liệu giá nêu trên". Nếu có khác biệt lớn thì xử lý như thế nào? khi HĐ trọn gói hoặc đơn giá cố định.

Trả lời: Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định giá thiết bị có thể được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau và nhà thầu tư vấn có trách nhiệm đánh gía mức độ phù hợp của giá thiết bị khi xác định chi phí của dự án, công trình nhưng chưa có quy định tiêu chí có tính định lượng để đánh giá giá của thiết bị. Trường hợp có sự khác biệt lớn thì nhà thầu tư vấn cần đánh giá mức độ hợp lý của báo giá, dữ liệu giá để loại trừ thông tin không hợp lý. Về nguyên tắc, giá của thiết bị nói chung đã đươc thị trường xác lập mặt bằng giá tùy theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của thiết bị trừ thiết bị có đặc thù riêng hoặc lần đầu xuất hiện trên thị trường. 

25. Câu hỏi: Lựa chọn giá cọc bê tông dự ứng lực khi tính trong TMĐT, Dự toán xây dựng công trình thì có phải có tối thiểu 03 báo giá từ các đơn vị cung cấp hay không? Hiện tại một số chủ đầu tư yêu cầu tư vấn phải cung cấp 03 báo giá đối với VLXD vậy có đúng quy định hiện hành không? 

Trả lời: Nghị định 10/2021/NĐ-CP và Thông tư 11/2021/TT-BXD không có yêu cầu khi xác định giá vật liệu, cấu kiện xây dựng phải có tối thiểu 03 báo giá từ các đơn vị cung cấp. Lựa chọn giá vật liệu xây dựng đã được quy định cụ thể tại Thông tư 11/2021/TT-BXD. Do pháp luật không quy định nhưng cũng không cấm yêu cầu tư vấn phải cung cấp 03 báo giá nên việc chủ đầu tư yêu cầu tư vấn cung cấp 03 báo giá để lựa chọn giá cọc bê tông dự ứng lực khi xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình là quyền của chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, nhà thầu tư vấn cũng có thể thống nhất với chủ đầu tư về sự khó khăn khi phải thực hiện yêu cầu cung cấp 03 báo giá.

26. Câu hỏi: Theo Điều 12 của Thông tư 11/2021/TT-BXD, "Việc quy đổi vốn đầu tư xây dựng thực hiện đối với dự án, công trình có thời gian thi công xây dựng lớn hơn 02 năm...". Đối với công trình xây dựng có thời gian thi công 1 năm theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhưng do điều kiện khách quan dài hơn 2 năm thì chủ đầu tư có phải lập quy đổi vốn đầu tư xây dựng không?

Trả lời: Trường hợp thời gian thi công công trình dài hơn 2 năm vì lý do khách quan, chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư nếu dự án có yêu cầu phải quy đổi vốn đầu tư.

27. Câu hỏi: Khi quy đổi vốn theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD: Chi phí thực hiện hàng năm để quy đổi xác định theo phân khai giá trị khối lượng hoàn thành hay theo giá trị Chủ đầu tư giải ngân hàng năm?

Trả lời: Chi phí thực hiện hàng năm để quy đổi xác định theo giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu bao gồm cả phần phát sinh, bổ sung, điều chỉnh giá (nếu có)

28. Câu hỏi: Trong bảng tổng hợp kinh phí hạng mục khi sử dụng bộ đơn giá do địa phương ban hành nên sử dụng theo phương pháp giá công trình hay giá tổng hợp khi bây giờ trong hướng dẫn có thể hiện cụ thể chênh lệch vật liệu.

Trả lời: Mẫu Bảng tổng hợp kinh phí dự toán chi phí xây dựng đưa ra trường hợp tổng quát. Nếu lập dự toán chi phí sử dụng bộ đơn giá xây dựng công trình do địa phương công bố thì có thể tính riêng chênh lệch vật liệu (so với mặt bằng giá tại thời điểm công bố đơn giá xây dựng công trình).

29. Câu hỏi: Theo Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 có quy định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, theo Thông tư 210/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính thì quy định thu phí thẩm định bước thiết kế bản kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình. Vậy thu như thế nào?

Trả lời: Quy định thu phí thẩm định bước thiết kế bản kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình tại Thông tư 210/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính không phù hợp với yêu cầu thẩm định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020. Theo quy định, Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định lại thu phí thẩm định các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình và hướng dẫn xử lý chuyển tiếp thực hiện thu phí thẩm định.

30. Câu hỏi: Công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm: a) Thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng; b) Thẩm định của người quyết định đầu tư. Vậy, mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC) thì đơn vị nào thu phí?

Trả lời: Thông tư 209/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tại Điều 3 của Thông tư có quy định tổ chức thu phí là “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP”

Việc áp dụng hay vận dụng để thu phí thẩm định theo quy định tại Luật xây dựng sửa đổi năm 2020, Nghị định 15/2021/NĐ-CP cần có hướng dẫn của Bộ Tài chính.

31. Câu hỏi: Trong khoảng thời gian 28 ngày sau khi Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế Bản vẽ thi công - Dự toán thì có được thẩm tra dự toán gói thầu hay không?

Trả lời: Pháp luật không cấm việc chủ đầu tư thuê thẩm tra dự toán gói thầu trong khoảng thời gian 28 ngày sau khi chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán. Tuy nhiên, trong trường hợp này chủ đầu tư cần đánh giá sự cần thiết của việc thuê thẩm tra dự toán gói thầu để đảm bảo phù hợp với quá trình lựa chọn nhà thầu cũng như phù hợp với quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 

32. Câu hỏi: Trong trường hợp dự toán gói thầu tư vấn không thay đổi so với bảng tổng hợp tổng mức đầu tư đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, Chủ đầu tư có cần phải ra quyết định phê duyệt dự toán gói thầu trước khi lựa chọn nhà thầu hay không?

Trả lời: Theo quy định, chủ đầu tư phải thực hiện phê duyệt dự toán gói thầu. 

33. Câu hỏi: Điểm 4 Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP: Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật xây dựng sửa đổi bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung đối với trường hợp này thì chủ đầu tư thẩm định trước khi trình cơ quan chuyên môn hay là chủ đầu tư thẩm định sau khi Thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn?

Trả lời: Chủ đầu tư thực hiện thẩm định dự toán xây dựng công trình sau khi có thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

34. Câu hỏi: Điều 7 mục 1.c và mục 2,3 là rất thông thoáng, phù hợp và đồng bộ với Luật Đầu tư. Tuy vậy nội dung này chỉ nêu giao cho Chủ đầu tư xác định mà không thẩm quyền phê duyệt. Ai duyệt? Vì Nghị định 63/2014 Điều 117 quy định là phải phê duyệt thì mới được thay thế giá gói thầu.

Trả lời: Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thấu để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

35. Câu hỏi: Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2021/TT-BXD – Xác định dự toán gói thầu quy định tại khoản 4, Điều 17 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP: Đối với dự án nhiều gói thầu, khi triển khai dự toán từng gói thầu có phải phê duyệt dự toán xây dựng công trình của toàn bộ dự án hay không?

Trả lời: Khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định dự toán gói thầu khi dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều công trình, khi xác định dự toán gói thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2021/TT-BXD thì không cần phải phê duyêt dự toán (tổng dự toán) của toàn bộ dự án. Chỉ trường hợp dự án chỉ có 01 công trình thì dự toán xây dựng công trình là dự toán (tổng dự toán) của toàn bộ dự án.

36. Câu hỏi: Thẩm quyền thẩm định điều chỉnh dự toán xây dựng được Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định thực hiện theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP. Như vậy thẩm quyền thẩm định điều chỉnh dự toán xây dựng đối với công trình đã thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng, nhưng không có thay đổi thiết kế cơ sở sẽ thuộc về ai, chủ đầu tư hay cơ quan chuyên môn về xây dựng?

Trả lời: Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn thẩm định đối với các trường hợp điều chỉnh dự toán do:

- Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình.

- Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.

Các trường hợp điều chỉnh dự toán khác sẽ do Chủ đầu tư tự thẩm định.

37. Câu hỏi: Đề nghị cho biết có được lập, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu mua sắm hàng hóa theo tổng mức đầu tư được không (trước khi thiết kế kỹ thuật được phê duyệt)?

Trả lời: Pháp luật xây dựng không có quy định cụ thể nhưng cũng không cấm trường hợp xác định dự toán gói thầu mua sắm hàng hóa theo tổng mức đầu tư được duyệt.

Về nguyên tắc, việc xác định dự toán gói thầu nói chung phải dựa trên cơ sở xác định rõ phạm vi, khối lượng, số lượng, chủng loại, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố khác có liên quan đến gói thầu.

38. Câu hỏi: Chủ đầu tư có được chủ động thuê Tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trước khi trình thẩm định không? Chi phí thực hiện như nào?

Trả lời: Chủ đầu tư được quyền chủ động thuê tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán trước khi trình thẩm định. Chi phí thẩm tra được xác định theo quy định của Bộ Xây dựng.

39. Câu hỏi: Điều 87 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng năm 2020 quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tư vấn thẩm tra thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở. Theo Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ trình thẩm định phải gửi kèm kết quả thẩm tra. Vậy muốn gửi thẩm định thì phải có thẩm tra, mà không gửi thẩm định thì sao có văn bản yêu cầu thẩm tra của cơ quan chuyên môn. Như vậy thực hiện như thế nào?

Trả lời: Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ trình thẩm định phải gửi kèm kết quả thẩm tra. Theo quy định này, chủ đầu tư phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng kết quả thẩm tra thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư thẩm tra khi kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để thẩm định.

40. Câu hỏi: Chủ đầu tư muốn thực hiện công tác thẩm tra thiết kế BVTC và dự toán trước khi trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì có được không? Nếu được thì quy trình thực hiện như thế nào và chi phí trả cho tư vấn thẩm tra lấy từ đâu?

Trả lời: Chủ đầu tư được chủ động thuê tư vấn thẩm tra phục vụ thẩm định. Chi phí thẩm tra được tính trong Tổng mức đầu tư của dự án (trong khoản mục Chi phí tư vấn). Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra được thực hiện như đối với các gói thầu tư vấn khác.

41. Câu hỏi: Việc chuyển tiếp thực hiện các Thông tư chưa thấy đề cập trong văn bản.

Đề nghị hướng dẫn:

Dự kiến trên địa bàn tỉnh An Giang:

 - Ngoại trừ quy định về nhân công và bộ đơn giá XDCT như đề xuất nêu trên; các nội dung còn lại thực hiện theo quy định kể từ ngày 15/10/2021.

- Thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh dự toán do áp dụng các Thông tư mới: chủ đầu tư quyết định nếu không vượt tổng mức đầu tư; trường hợp vượt tổng mức: xin cấp thẩm quyền quyết định đầu tư trước khi thực hiện.

Trả lời: Chuyển tiếp đối với từng trường hợp cụ thể đã được quy định tại Điều 44 Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Các trường hợp điều chỉnh dự toán, thẩm quyền quyết định cũng đã được quy định trong Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

42. Câu hỏi: Điều 17 Nghị định 10/2021/NĐ-CP Xác định dự toán gói thầu: Dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của từng gói thầu phù hợp với thiết kế, phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của gói thầu.

Như vậy có thể xác định dự toán gói thầu EPC ngay sau FS được duyệt không?

Trả lời: Pháp luật xây dựng không cấm việc xác định dự toán gói thầu EPC ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Tuy nhiên, việc xác định dự toán gói thầu EPC phụ thuộc cơ chế quản lý thực hiện dự án theo hình thức tổng thầu EPC đối với từng dự án cụ thể.

43. Câu hỏi: Dự án đang làm có điều chỉnh kết cấu áo đường bê tông nhựa từ 5cm lên 8cm, trong đơn giá hợp đồng ghi bê tông nhựa C12,5 dày 5cm, như vậy khi lập dự toán bê tông nhựa 12,5 dày 8cm chúng tôi coi đó là hạng mục bê tông nhựa đã có trong hợp đồng để tính KL < 20% tính theo đơn giá hợp đồng có đúng ko? Hay coi là hạng mục phát sinh mới?

Trả lời: Trường hợp điều chỉnh chiều dày kết cấu áo đường bê tông nhựa từ 5 cm lên 8cm thì đơn giá của loại 8cm khác với đơn giá của loại dày 5cm. Việc sử dụng đơn giá, xác định khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn 20% hoặc coi là hạng mục phát sinh mới cần căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng và các yếu tố khác có liên quan.

44. Câu hỏi: Trường hợp xác định Dự toán theo Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-BXD thì tên gọi là gì (DT gói thầu hay DT xây dựng công trình)?

Trả lời: Trường hợp này tên gọi là dự toán gói thầu, không gọi là dự toán xây dựng công trình.

45. Câu hỏi: Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-BXD “1. Đơn giá xây dựng công trình do UBND cấp tỉnh công bố...” Đề nghị hướng dẫn rõ định kỳ Công bố này và việc áp dụng như thế nào là phù hợp với thời điểm thực hiện công trình khác nhau, vị trí xây dựng khác nhau.

Trả lời: Theo quy định, đơn giá xây dựng công trình do UBND cấp tỉnh công bố. Kỳ công bố được quy định là hàng năm. Theo đó, hàng năm UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xem xét, đánh giá đơn giá xây dựng để có quy định, hướng dẫn kịp thời; trong đó bao gồm cả những hướng dẫn có tính chất chuyển tiếp hoặc quy định riêng theo điều kiện của địa phương.

Khi sử dụng đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm đánh giá sự phù hợp với thời điểm thực hiện của công trình cũng như yếu tố vị trí xây dựng của công trình. 

46. Câu hỏi: Có được lập dự toán gói thầu MSVTTB theo TKCS hay phải đợi triển khai TKCS mới xác định giá gói thầu.

Trả lời: Đối với gói thầu mua sắm vật tư thiết bị, nếu thiết kế cơ sở có đủ điều kiện để xác định giá gói thầu mua sắm vật tư thiết bị thì tổ chức xác định giá gói thầu này theo thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, việc xác định dự toán gói thầu mua sắm vật tư thiết bị cần lưu ý trình tự xác định giá gói thầu, phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định.

47. Câu hỏi: Xin làm rõ thuật ngữ "Hàm lượng" nêu tại mục 5.4, PL6 Thông tư 13/2021/TT-BXD vì gây khó hiểu (Khi đo bóc KL bê tông "..không trừ thể tích cốt thép có hàm lượng <2% ..").

Trả lời: Thuật ngữ “hàm lượng cốt thép” được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật xây dựng. Hàm lượng cốt thép là chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ chiếm chỗ của cốt thép trong bê tông.

48. Câu hỏi: Mục 5.4 PL6 Thông tư 13/2021/TT-BXD: Phạm vi của từng “cấu kiện” Cột/dầm/sàn được phân định thế nào (ví dụ: dầm thì toàn bộ dầm hay chỉ trong bước cột).

Trả lời: Quy định về phạm vi cấu kiện trong đo bóc khối lượng xây dựng phục vụ lập và quản lý chi phí đối với công tác bê tông được quy định tại Mục 5.4 Phụ lục VI Thông tư 13/2021/TT-BXD. Cụ thể “Phần bê tông giao giữa cột và dầm nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của dầm”.

(Xin mời xem phần II)

Nguồn: http://kinhtexaydung.gov.vn/

 

Tin liên quan
AMC: Tổ chức Hội thảo hướng dẫn triển khai quy định mới về thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy tại TPHCM

AMC: Tổ chức Hội thảo hướng dẫn triển khai quy định mới về thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy tại TPHCM

16.03.2024Lượt xem: 287

(AMC) Tối ngày 14/3/2024, “Hội thảo hướng dẫn triển khai quy định mới về thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy” đã diễn ra với sự chủ trì của Học viện Cán bộ quản lý xây dụng và đô thị (Học viện/AMC).
Xem thêm
AMC: Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.

AMC: Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.

12.01.2024Lượt xem: 1285

(AMC) Ngày 10/01/2024, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.
Xem thêm
Hợp tác toàn diện giữa Học viện cán bộ quản lý Xây dựng và đô thị với Viện nghiên cứu đào tạo công nghệ cao Victoria.

Hợp tác toàn diện giữa Học viện cán bộ quản lý Xây dựng và đô thị với Viện nghiên cứu đào tạo công nghệ cao Victoria.

02.01.2024Lượt xem: 1116

(AMC) Ngày 28/12/2023, Lễ Ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) với Viện nghiên cứu đào tạo công nghệ cao Victoria (VITECH) diễn ra tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Bế giảng 07 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị, chuyển đổi số trong quản lý đất đai

Bế giảng 07 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị, chuyển đổi số trong quản lý đất đai

29.12.2023Lượt xem: 1103

(AMC) Sau một thời gian tích cực học tập, chiều 26/12/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Nội Vụ Hà Nội tổ chức bế giảng 07 khóa học “Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị, chuyển đổi số trong quản lý đất đai” năm 2023 cho các học viên là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có kế hoạch chuyển thành quận trên địa bàn TP. Hà Nội.
Xem thêm
AMC tổ chức cho 42 học viên Công ty thoát nước Hà Nội tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản và nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

AMC tổ chức cho 42 học viên Công ty thoát nước Hà Nội tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản và nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

11.12.2023Lượt xem: 1246

(AMC) Ngày 05/12/2023 đến ngày, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Công ty thoát nước Hà Nội tổ chức khai giảng 02 khóa ”Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản“ và “Bồi dưỡng nghiệp đấu thầu nâng cao” cho 42 học viên là lãnh đạo, chuyên viên phòng kỹ thuật và các phòng ban khác của công ty, cùng lãnh đạo, chuyên viên các xí nghiệp trực thuộc công ty.
Xem thêm
143 học viên tham lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp tại Cao Bằng.

143 học viên tham lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp tại Cao Bằng.

11.12.2023Lượt xem: 1380

(AMC) Ngày 04/12/2023, tại Cao Bằng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng Cao Bằng tổ chức khai giảng lớp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp” cho 143 học viên.
Xem thêm
Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre

Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre

11.12.2023Lượt xem: 1261

(AMC) Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre
Xem thêm
Kon Tum: Quy hoạch phát triển toàn diện và bền vững

Kon Tum: Quy hoạch phát triển toàn diện và bền vững

09.11.2023Lượt xem: 1492

(AMC) Tại cuộc họp của HĐND tỉnh Kon Tum, Nghị quyết số 49/NQ-HĐND đã đặt ra mục tiêu phát triển tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời bám sát các kế hoạch và chiến lược phát triển cả nước.
Xem thêm
6 giải pháp phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại Việt Nam

09.11.2023Lượt xem: 1440

(AMC) Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ tất yếu để phát triển kinh tế đô thị hiệu quả, bền vững, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia. Từ khi Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 ra đời, đô thị Việt Nam đã trải qua 5 năm triển khai thực hiện với nhiều kết quả đạt được nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức.
Xem thêm
AMC khai giảng lớp Bồi dưỡng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu

AMC khai giảng lớp Bồi dưỡng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu

29.10.2023Lượt xem: 1574

(AMC) Ngày 25/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tổ chức khai giảng lớp “Bồi dưỡng về tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu” cho các học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn đang công tác tại một số sở xây dựng.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 40   |   Ngày: 160   |   Tháng: 31391   |   Tổng truy cập: 2957070
Zalo
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM