Email: phanvienmiennam@gmail.com
Banner mobi
Bộ Xây Dựng Học Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Phân Viện Cán Bộ Quản Lý Xây Dựng và Đô Thị Miền Nam
Đón nguồn lực phục hồi kinh tế từ đại dự án ngành giao thông

Việc triển khai nhanh, gọn các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn sử dụng vốn đầu tư công sẽ giải phóng một nguồn lực quan trọng giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế -xã hội.

 

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo.

Đòi hỏi cấp thiết

Năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng “lão tướng” TS. Nguyễn Ngọc Long, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (GTVT) vẫn đau đáu với ngành giao thông và nghề cầu đường.

TS. Nguyễn Ngọc Long đã từng tham gia chỉ đạo việc tư vấn thiết kế tại các dự án khôi phục Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh trong những năm 90 của thế kỷ trước và các đồ án xây dựng 2 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đầu tiên là Pháp Vân - Cầu Giẽ và Trung Lương - Mỹ Thuận đầu những năm 2000.

Trong bản góp ý về Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV hôm 4/12/2021, TS. Nguyễn Ngọc Long nhiều lần nhấn mạnh việc sớm nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam là điều hết sức cần thiết, như là một trong những tiền đề để đất nước thực sự bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Không có đường cao tốc thì khó có thể giúp các địa phương, đất nước làm giàu; không có cảng biển nước sâu, không có cảng hàng không trung chuyển thì không thể kết nối, mở ra các cơ hội làm ăn thuận tiện với thế giới”, TS. Nguyễn Ngọc Long đánh giá và khẳng định, Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông nước nhà trong 5 - 10 năm tới.

Chia sẻ quan điểm nói trên, TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ giao thông (VARSI) cho rằng, việc dồn lực đầu tư thật nhanh các tuyến đường cao tốc đã và đang là một đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt, Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang được triển khai xây dựng và Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 chính là hai điểm nổ quan trọng kích hoạt cho cuộc cách mạng đầu tư hạ tầng trong những năm tới.

Cần phải nói thêm rằng, theo Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài 9.014 km, đã đưa vào khai thác 1.163 km, đang đầu tư 916 km.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài 2.063 km, quy mô 4 - 6 làn xe, các đoạn cửa ngõ đô thị quy mô 8 - 10 làn xe. Đến nay, tuyến cao tốc xuyên Việt này mới đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư.

Với 552 km dự kiến đầu tư trong phạm vi Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, dù chưa thể đóng mạch toàn bộ, nhưng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vẫn sẽ mang lại động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho 31 tỉnh, thành phố dọc tuyến đường.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, nếu không thực hiện kịp thời Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, thì nhu cầu vận tải sẽ sớm vượt quá so với tổng năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông hiện tại.

 

Quyết định hợp lý

Được biết, thực hiện Kết luận số 01 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 558/TB-TTKQH ngày 13/12/2021; góp ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT tiếp thu, hoàn chỉnh Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Trên cơ sở đó, vào ngày 21/12/2021, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Tờ trình số 568/TTr-CP đề nghị Quốc hội thông qua Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Đây là tờ trình lần thứ 5 về Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 được Chính phủ trình Quốc hội kể từ tháng 9/2021 tới nay đã cho thấy sự cầu thị và quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai công trình để tạo động lực, sức lan tỏa nhằm khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.

Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tờ trình số 568 là việc Chính phủ kiến nghị chia Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km, quy mô 4 làn xe (gồm các đoạn Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Quảng Ngãi đến Nha Trang, từ Cần Thơ đến Cà Mau) thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, gồm 47.169 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, phần còn thiếu (72.497 tỷ đồng) sẽ được cân đối từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và từ nguồn vốn ngân sách đã bố trí cho ngành GTVT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng.

Trong tờ trình của Chính phủ lần này về tổ chức thực hiện Dự án, Chính phủ đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư dự án, trừ các dự án trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội có đề xuất riêng.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, nếu chủ trương đầu tư Dự án được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2022, thì việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi có thể kết thúc vào tháng 9/2022, tạo điều kiện triển khai công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến (dự kiến kéo dài 17 tháng); lựa chọn nhà thầu từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023; tổ chức thi công từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2025.

Theo ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành, trong lịch sử ngành GTVT, chưa từng có một dự án nào được ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách lớn như Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

“Đây là quyết định quyết đoán, hợp lý của Chính phủ. Sử dụng vốn đầu tư công không chỉ giúp tiết giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai, mà còn giúp cả trăm ngàn tỷ đồng vốn được đưa vào sản xuất, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế”, ông Khôi đánh giá.

 

Cần gói cơ chế đặc thù

Được biết, cùng với việc sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT cũng vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hoàn thiện phương án bố trí vốn các dự án giao thông trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

Cho đến thời điểm này, cả 6 dự án dự kiến nhận vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội gồm: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; cao tốc An Hữu - Cao Lãnh; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và cầu Đại Ngãi, đều là những công trình có quy mô vốn rất lớn, có thể làm thay đổi đáng kể chất lượng hạ tầng giao thông đất nước.

Tính toán sơ bộ cho thấy, tổng nhu cầu sử dụng vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội của 6 dự án do Bộ GTVT chủ trì thực hiện nói trên là 120.746 tỷ đồng, trong đó, dự kiến vốn phân bổ cho năm 2022 là 2.250,5 tỷ đồng, năm 2023 là 49.206 tỷ đồng, năm 2024 là 69.289,5 tỷ đồng, năm 2025 là 76.662,1 tỷ đồng.

Cần phải nói thêm rằng, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, việc thúc đẩy đầu tư công được đánh giá là yếu tố tiên phong để thúc đẩy tổng cầu xã hội, góp phần vực dậy thật nhanh nền kinh tế khi Covid-19 qua đi.

Về dài hạn, do nguồn vốn đầu tư công chủ yếu dồn vào các dự án hạ tầng, công trình giao thông trọng điểm còn tạo động lực phát triển, đẩy nhanh việc thu hút đầu tư xã hội, giúp nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất lúc này là khả năng hấp thụ vốn từ Chương trình, ngay cả khi danh mục dự án ưu tiên được gói gọn trong 6 công trình do Bộ GTVT đề xuất.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, tiến độ đầu tư các dự án ngành GTVT phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, như tiến độ giải phóng mặt bằng (đối với các dự án nhóm A trở lên thường mất tối thiểu 2-3 năm); điều kiện cung cấp vật liệu, điều kiện địa chất công trình, điều kiện thời tiết của các vùng miền; năng lực thực hiện của các chủ thể (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu).

Thực tế hiện nay, bình quân mỗi năm, Bộ GTVT giải ngân 35.000-43.000 tỷ đồng. Với kế hoạch trung hạn đã được phân bổ hiện nay, các năm 2023, 2024, 2025, Bộ GTVT phải giải ngân bình quân mỗi năm khoảng 70.000 tỷ đồng.

Nếu cộng cả 6 dự án nằm trong danh mục Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội thì từ nay đến hết năm 2025, trung bình mỗi năm, ngành GTVT phải giải ngân tối thiểu 100.000 tỷ đồng. Đây thực sự là một thách thức rất lớn, bởi việc chi tiêu vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giao thông luôn đòi hỏi trình tự phức tạp, thủ tục rất chặt chẽ.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Long, bên cạnh một gói cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật liệu…, để không rơi vào tình trạng bội thực, có vốn mà không hấp thụ được, cần phải có nỗ lực, quyết tâm lớn của các bộ, ngành, địa phương.

“Đối với Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trong trường hợp Bộ GTVT được cấp có thẩm quyền giao chủ trì việc tổ chức thực hiện, thì bên cạnh các cơ quan chức năng, cũng nên thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban, trong đó có tổ chuyên gia về kỹ thuật để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh”, TS. Nguyễn Ngọc Long đề xuất.

 

Sau hơn 16 năm kể từ thời điểm xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên, đến nay, cả nước mới đưa vào khai thác khoảng 1.163 km, tốc độ xây dựng bình quân 74 km/năm, bằng 1,5% tốc độ phát triển đường cao tốc của Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua; chưa hoàn thành mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc” theo Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Theo baodautu.vn

 

Tin liên quan
AMC: Tổ chức Hội thảo hướng dẫn triển khai quy định mới về thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy tại TPHCM

AMC: Tổ chức Hội thảo hướng dẫn triển khai quy định mới về thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy tại TPHCM

16.03.2024Lượt xem: 591

(AMC) Tối ngày 14/3/2024, “Hội thảo hướng dẫn triển khai quy định mới về thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy” đã diễn ra với sự chủ trì của Học viện Cán bộ quản lý xây dụng và đô thị (Học viện/AMC).
Xem thêm
AMC: Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.

AMC: Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.

12.01.2024Lượt xem: 1616

(AMC) Ngày 10/01/2024, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.
Xem thêm
Hợp tác toàn diện giữa Học viện cán bộ quản lý Xây dựng và đô thị với Viện nghiên cứu đào tạo công nghệ cao Victoria.

Hợp tác toàn diện giữa Học viện cán bộ quản lý Xây dựng và đô thị với Viện nghiên cứu đào tạo công nghệ cao Victoria.

02.01.2024Lượt xem: 1386

(AMC) Ngày 28/12/2023, Lễ Ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) với Viện nghiên cứu đào tạo công nghệ cao Victoria (VITECH) diễn ra tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Bế giảng 07 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị, chuyển đổi số trong quản lý đất đai

Bế giảng 07 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị, chuyển đổi số trong quản lý đất đai

29.12.2023Lượt xem: 1370

(AMC) Sau một thời gian tích cực học tập, chiều 26/12/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Nội Vụ Hà Nội tổ chức bế giảng 07 khóa học “Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị, chuyển đổi số trong quản lý đất đai” năm 2023 cho các học viên là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có kế hoạch chuyển thành quận trên địa bàn TP. Hà Nội.
Xem thêm
AMC tổ chức cho 42 học viên Công ty thoát nước Hà Nội tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản và nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

AMC tổ chức cho 42 học viên Công ty thoát nước Hà Nội tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản và nghiệp vụ đấu thầu nâng cao

11.12.2023Lượt xem: 1510

(AMC) Ngày 05/12/2023 đến ngày, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Công ty thoát nước Hà Nội tổ chức khai giảng 02 khóa ”Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản“ và “Bồi dưỡng nghiệp đấu thầu nâng cao” cho 42 học viên là lãnh đạo, chuyên viên phòng kỹ thuật và các phòng ban khác của công ty, cùng lãnh đạo, chuyên viên các xí nghiệp trực thuộc công ty.
Xem thêm
143 học viên tham lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp tại Cao Bằng.

143 học viên tham lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp tại Cao Bằng.

11.12.2023Lượt xem: 1656

(AMC) Ngày 04/12/2023, tại Cao Bằng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng Cao Bằng tổ chức khai giảng lớp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp” cho 143 học viên.
Xem thêm
Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre

Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre

11.12.2023Lượt xem: 1541

(AMC) Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre
Xem thêm
Kon Tum: Quy hoạch phát triển toàn diện và bền vững

Kon Tum: Quy hoạch phát triển toàn diện và bền vững

09.11.2023Lượt xem: 1728

(AMC) Tại cuộc họp của HĐND tỉnh Kon Tum, Nghị quyết số 49/NQ-HĐND đã đặt ra mục tiêu phát triển tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời bám sát các kế hoạch và chiến lược phát triển cả nước.
Xem thêm
6 giải pháp phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại Việt Nam

09.11.2023Lượt xem: 1703

(AMC) Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ tất yếu để phát triển kinh tế đô thị hiệu quả, bền vững, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia. Từ khi Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 ra đời, đô thị Việt Nam đã trải qua 5 năm triển khai thực hiện với nhiều kết quả đạt được nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức.
Xem thêm
AMC khai giảng lớp Bồi dưỡng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu

AMC khai giảng lớp Bồi dưỡng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu

29.10.2023Lượt xem: 1866

(AMC) Ngày 25/10/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tổ chức khai giảng lớp “Bồi dưỡng về tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu” cho các học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn đang công tác tại một số sở xây dựng.
Xem thêm
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP Bộ Xây Dựng ĐH Tôn Đức Thắng Sở Xây Dựng TPHCM Sở Xây Dựng Bến Tre TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TP.HCM Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nội vụ TPHCM Tây Ninh
Copyright © PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
Đang online: 109   |   Ngày: 160   |   Tháng: 32526   |   Tổng truy cập: 3114405
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 891 635
Hotline: 0916 891 635

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM

PHÂN VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ MIỀN NAM